Có nên tập yoga trị liệu suy giãn tĩnh mạch? Những người bị suy giãn tĩnh mạch ngoài việc quan tâm đến cách điều trị, ăn uống khoa học mà còn quan tâm luyện tập làm sao để hỗ trợ cho việc chữa trị bệnh.
Yoga là một cách luyện tập nhẹ nhàng, nhưng hiệu quả đem lại rất lớn. Vì thế nên tập yoga trị liệu suy giãn tĩnh mạch. Nếu bạn đang là những bệnh nhân của căn bệnh đáng ghét này, thì đây là bài viết dành cho bạn!
Mục lục
Yoga là gì?
Yoga là phiên âm tiếng Phạn của từ √युज् (√yuj), có nghĩa là đặt mình dưới một sự điều ngự, tập trung, chuyên chú. Là một bộ môn mà khi tập, người tập cần kết hợp các tư thế Yoga, kỹ thuật hít thở và ngồi thiền.
Yoga có nguồn gốc từ Ấn Độ khoảng 5000 năm trước. Bộ môn này không chỉ giúp rèn luyện thân thể mà còn giúp rèn luyện và khai mở tâm trí. Nhiều người cho rằng bộ môn này sẽ giúp tâm trí được thư giãn, giảm căng thẳng và nhờ đó sức khỏe sẽ được cải thiện.
Xem thêm: Ốc kỵ với gì?
Suy giãn tĩnh mạch là gì?
Bệnh giãn tĩnh mạch là hậu quả của sự hư hại các van trong lòng tĩnh mạch, làm cho máu chảy theo một chiều trái ngược với thông thường. Thay vì được bơm từ bàn chân lên tim, máu sẽ đi theo chiều ngược lại làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch đồng thời kéo giãn thành tĩnh mạch.
Thêm vào đó khi các tĩnh mạch giãn, sẽ kéo các van và làm cho tình trạng hở các van nặng thêm. Hậu quả là làm tăng áp lực trong tĩnh mạch, gây nên tình trạng viêm tĩnh mạch, giãn các tĩnh mạch kèm theo các biến chứng khác. Những trường hợp giãn tĩnh mạch nhẹ chỉ gây khó chịu hay mất thẩm mỹ nhưng nặng có thể dẫn đến phù chân cuối cùng là loét.
Dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch
- Đau và cảm giác chân bị nặng nề.
- Sưng chân và mắt cá.
- Chân đau, nóng rát.
- Bị chuột rút vào ban đêm.
- Da tĩnh mạch giãn, khô, ngứa và mỏng đi.
Nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch
Tư thế sinh hoạt, làm việc: phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, phải mang vác nặng… tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, lâu ngày gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Khi các van bị suy yếu sẽ làm giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân.
Ngoài việc phải đứng nhiều thì làm việc trong môi trường ẩm thấp cũng là tác nhân gây bệnh trầm trọng hơn. Người mang thai nhiều lần, sinh đẻ nhiều, béo phì hay quá cân, táo bón kinh niên, di truyền, nội tiết, sử dụng thuốc ngừa thai, lười thể dục, hút thuốc lá, chế độ ăn ít chất xơ và vitamin… cũng làm cho bệnh trở nên nặng hơn.
Một số bài tập yoga trị liệu suy giãn tĩnh mạch
Bài tập Buerger Allen
Đây là bài tập được sử dụng khá phổ biến, có tác dụng giúp máu dễ dàng lưu thông đến chân và ngăn ngừa tình trạng suy giãn tĩnh mạch bàn chân. Bài tập khá đơn giản, người bệnh có thể tập luyện ngay tại giường.
Cách thực hiện bài tập Buerger Allen
Nằm ngửa lên giường, giơ cao hai chân.
Giữ nguyên tư thế đến khi bàn chân chuyển sang màu trắng nhợt
Ngồi dậy từ từ, thả lỏng cơ thể, buông thõng hai chân đến khi hồng hào trở lại
Nằm xuống giường, chân tay duỗi thẳng
Thực hiện 10-12 lần.
Bài tập nhón gót chân
Bài tập này có tác dụng tăng cường cơ ở vùng bắp chân, giúp phòng ngừa và điều trị tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Với bài tập này bạn có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi.
Nếu bạn thực hiện thường xuyên bài tập này, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ ràng chỉ trong vòng vài tuần. Ngoài ra, bài tập còn có biến thể khác để chú trọng cải thiện các bộ phận khác của cơ thể.
Cách thực hiện bài tập nhón gót chân
Đứng ở tư thế bình thường.
Nhón gót, dồn trọng tâm vào các ngón chân khi đứng.
Giữ nguyên tư thế trong vòng 15 nhịp đếm.
Hạ gót chân, trở về tư thế đứng bình thường ban đầu.
Nâng cao chân ra phía sau là bài tập yoga trị liệu suy giãn tĩnh mạch chân
Bài tập cho người giãn tĩnh mạch chân này giúp tăng cường sức mạnh cho cơ ở hông, mông, đùi và bắp chân. Bạn có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không được thực hiện bài tập này.
Cách thực hiện
Nằm sấp, bụng áp xuống sàn.
Nâng chân lên cao tạo góc 30 độ, hai chân chụm lại. Cố gắng duỗi thẳng chân, không gập cong đầu gối.
Thực hiện bài tập nhẹ nhàng và chậm rãi để tránh tổn thương cơ bắp.
Giữ nguyên tư thế trong 10 nhịp đếm.
Trở về tư thế ban đầu.
Nâng chân phía ngang hông
Nâng chân sang phía ngang hông là bài tập yoga trị liệu suy giãn tĩnh mạch chân có lợi cho cả hông và đùi. Những người gặp vấn đề ở lưng cần thận trọng khi thực hiện.
Cách thực hiện
Nằm nghiêng qua bên phải, chống khuỷu tay phải lên mặt sàn để đỡ đầu, tay trái đặt xuôi theo thân mình hoặc chống bàn tay xuống sàn.
Chậm rãi nâng chân trái lên cao tạo góc 45 độ. Giữ nguyên tư thế và đếm đến 10.
Hạ chân xuống để trở về tư thế bình thường.
Xem ngay: Rau mùi kỵ gì?
Xoay cổ chân cũng là bài tập yoga trị liệu suy giãn tĩnh mạch chân được yêu thích
Xoay cổ chân giúp cải thiện lưu thông máu. Bài tập này giúp ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch xuất hiện và tiến triển. Ngoài ra, nó còn tăng cường cơ bắp và chữa đau chân.
Cách thực hiện
Nằm ngửa, co gối để nâng chân trái lên ngực, hai tay ôm giữ chân đang co.
Xoay bàn chân trái theo chiều kim đồng hồ 5 vòng, rồi lại xoay 5 vòng ngược chiều kim đồng hồ.
Trở về tư thế ban đầu.
Thực hiện tương tự với chân bên kia.
Hi vọng qua bài các bài tập yoga trị liệu suy giãn tĩnh mạch trên của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm sẽ giúp bạn có những kiến thức đúng về suy giãn tĩnh mạch và tìm cho mình bài tập phù hợp nhất.