Rau mùi kỵ gì? Những ai không nên ăn rau mùi

Rau mùi kỵ gì? Rau mùi kỵ với các thực phẩm gồm:

  • Rau mùi kỵ với các thực phẩm giàu vitamin K. 
  • Rau mùi kỵ với nội tạng động vật. 
  • Rau mùi kỵ với thịt lợn. 

Tuy nhiên, để hiểu Rau mùi kỵ gì? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm nhé!

Rau mùi là gì?

Rau mùi được sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn khác nhau trên khắp thế giới. Rau mùi hay còn gọi là ngò, ngò rí là loài cây thân thảo sống hằng năm thuộc họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc bản địa từ Tây Nam Á về phía tây đến tận châu Phi..

Rau mùi có vị cay tính ấm, không độc, là loại cây gia vị có rất nhiều những lợi ích sức khỏe, nó giúp xử lý các vấn đề tiêu hóa bao gồm đau dạ dày, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, co thắt ruột,… Nó cũng được sử dụng để điều trị bệnh sởi, trĩ, đau răng và đau khớp cũng như nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.

Rau mùi là gì?
Rau mùi là gì?

Một số phụ nữ cho con bú sử dụng rau mùi để tăng lưu lượng sữa. Trong nấu nướng, rau mùi được sử dụng như một loại gia vị ẩm thực và để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm. Mặc dù rau mùi có rất nhiều công dụng và có thể cho vào nhiều món ăn để bổ sung hương vị. Tuy nhiên, vẫn có những thực phẩm cần tránh kết hợp với rau mùi để không hại sức khỏe.

Xem thêm: Măng cụt kỵ với gì?

Rau mùi kỵ với gì?

Lương y Vũ Quốc Trung cũng đặt biệt lưu ý việc sử dụng rau mùi khi nấu ăn, một là không nên nấu quá kỹ loại rau này.

Rau mùi kỵ với các thực phẩm giàu vitamin K

Không kết hợp với thực phẩm giàu vitamin K: Theo đó, các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K như rau cải xoăn, súp lơ,  bắp cải, trứng, măng tây… không nên kết hợp với rau mùi vì loại rau này nó tác dụng phân hủy các enzym trên cơ thể. Nếu rau mùi và vitamin K được ăn cùng nhau có thể ảnh hưởng đến sự phân hủy và hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể, lúc này sẽ ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của rau mùi.

Không chỉ có vậy, nếu thường xuyên ăn rau mùi với thực phẩm giàu vitamin K dễ sản sinh ra một số hóa chất, lúc này kích thích lượng lớn các tế bào trong cơ thể.  Do đó, khi ăn rau mùi tốt nhất không ăn với các thực phẩm chứa vitamin K.

Rau mùi kỵ với nội tạng động vật

Nội tạng động vật là món ăn khoái khẩu của không ít người. Món ăn này rất giàu các chất dinh dưỡng nhưng khi ăn, mọi người nên tránh kết hợp với rau mùi.

Rau mùi kỵ với nội tạng động vật
Rau mùi kỵ với nội tạng động vật

Ăn rau mùi với nội tạng động vật có thể khiến cơ thể sản xuất các ion đồng và sắt. Điều này không chỉ giảm giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn dễ xuất hiện tình trạng ngộ độc. Thời gian dài không chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống của bản thân, có thể khiến cơ thể mắc bệnh ung thư.

Rau mùi kỵ với thịt lợn

Trong thành phần của rau mùi có tính ôn, hao khí gây hại cho sức khỏe. Trong thành phần của thịt lợn tính hàn, ích khí gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, khi thịt lợn nấu chung hoặc ăn chung với rau mùi sẽ gây chướng bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

Thành phần hóa học của rau mùi

Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ngò: chứa 11 kcal, đạm 1,6g, đường 1,2g, canxi285g, sắt 4mg, photpho 33mg, kali 621mg, natri 285mg, đồng 0,21mg, magê 33mg, kẽm 0,45mg, selen 0,53mg, vitamin B1 0,14mg,B2  0,15mg, B6 0,6mg, B12 120mg, C 5mg, E 0,8mg, caroten 0,37mg, niacin 1mg, folatin 14mg, pantothenic acid 0,15mg.

Trong quả ngò có 0,3 đến 0,8 có tới 1% tinh dầu ngoài ra còn 13-20% chất béo, 16-18% chất protein, 3,8 % xenluloza và 13% chất không nitơ, thành phần chủ yếu là tinh dầu 70-90% lilalola còn gọi là coriandrol.

Những ai không nên ăn rau mùi

Rau mùi có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm phản ứng dị ứng và tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Điều này có thể khiến bạn có nguy cơ bị cháy nắng và ung thư da cao hơn. Vì vậy khi ăn rau mùi nên tránh ánh sáng mặt trời. Mặc áo chống nắng và quần áo bảo vệ bên ngoài, đặc biệt nếu bạn có làn da sáng. Rau mùi tuy dễ ăn nhưng có một số người vẫn nên tránh:

Mang thai và cho con bú

Một số thành phần có trong rau mùi có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tuyến sinh dục nữ, từ đó gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.

Mang thai và cho con bú
Mang thai và cho con bú

Người gặp các vấn đề về hô hấp

Tiêu thụ quá nhiều rau mùi có thể gây ra các vấn đề hô hấp cấp tính và dẫn đến các bệnh phổi mãn tính như hen suyễn. Cho nên, những người gặp các vấn đề về hô hấp không nên ăn rau mùi để tránh bệnh tình nghiêm trọng hơn.

Nam giới không nên ăn quá thường xuyên

Ăn rau mùi thường xuyên sẽ giảm lượng testosterone, từ đó khiến số lượng và chất lượng tinh trùng bị giảm sút. Ngoài ra, nam giới ăn rau mùi vào ban đêm còn gây ra hạn chế lớn về khả năng tình dục, thậm chí dẫn đến tình trạng “trên bảo dưới không nghe”.

Người bị huyết áp thấp

Rau mùi có thể làm giảm huyết áp. Điều này có thể khiến huyết áp xuống thấp ở những người bị huyết áp thấp. Sử dụng thận trọng nếu bạn bị huyết áp thấp hoặc dùng thuốc để hạ huyết áp.

Người mắc bệnh tiểu đường và người trong giai đoạn phẫu thuật

Rau mùi có thể làm giảm lượng đường trong máu. Nếu bạn bị tiểu đường và dùng rau mùi, hãy theo dõi lượng đường trong máu của bạn chặt chẽ.

Rau mùi có thể làm giảm lượng đường trong máu. Có một số lo ngại rằng nó có thể can thiệp vào kiểm soát lượng đường trong máu trong khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng rau mùi ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Xem thêm: Dưa hấu kỵ với gì?

Người mắc bệnh dạ dày

Tuy tốt cho hệ tiêu hóa nhưng ăn quá nhiều rau mùi sẽ làm tăng gánh nặng lên dạ dày, gây rối loạn hệ tiêu hóa. Theo một báo cáo y tế, sử dụng 200ml chiết xuất rau mùi trong 1 tuần có thể gây ra một số triệu chứng như hình thành khí trong bụng, đau bụng, đau dạ dày, nôn mửa, di chuyển không vững.

Người bị bệnh gan

Ăn rau mùi ở số lượng vừa phải sẽ giúp loại bỏ các vấn đề về gan nhưng nếu lạm dụng, các thành phần trong rau sẽ làm việc ngược lại. Điều này làm tăng bài tiết mật và cuối cùng sẽ khiến gan bị tổn thương.

Người có cơ địa dễ bị dị ứng

Tinh dầu trong lá và hạt rau mùi có thể gây kích ứng da. Vì vậy, những người có cơ địa dễ bị dị ứng nên mang gang tay khi tiếp xúc với loại rau thơm này.

Người có cơ địa dễ bị dị ứng
Người có cơ địa dễ bị dị ứng

Ăn rau mùi nhiều có tốt không?

Theo một số nghiên cứu, thường xuyên ăn rau mùi có thể làm suy giảm thị lực và dễ dàng gây ra một số bệnh về mắt. Bên cạnh đó, ăn rau mùi quá nhiều sẽ khiến bạn mất sức sống và thiếu máu.

Một số bài thuốc từ rau mùi có thể tham khảo

Trị bệnh trĩ

Với những người bị trĩ, lòi dom, lấy 100g hạt mùi rang thơm sau đó xay thành bột mịn, hòa với rượu, uống lúc đói.

Trị cảm cúm

Hạt mùi sắc lấy nước uống 2 lần một ngày, sẽ làm giảm hiệu quả các triệu chứng nhức đầu, sổ mùi và lại rất an toàn cho bạn.

Trị bệnh tiêu chảy, đi ngoài ra máu

Dùng 7g hạt mùi sao thơm, tán nhỏ, pha với nước sôi uống 2 lần trong ngày.

Phụ nữ sau đẻ cạn sữa

Quả mùi 6g, nước 100ml, đun sôi 15 phút chia 2 lần uống trong ngày.

Trị da mặt có những nốt đen

Quả mùi sắc nước rửa luôn, nốt đen sẽ mất dần.

Trị giun kim

Hạt mùi tán mịn trộn với bột trứng gà luộc chín và dầu mè liên tục 3 ngày, mỗi ngày một lần trước lúc ngủ.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm thì bạn đã biết được Rau mùi kỵ với gì? nhé!

Yoga Nguyệt Lâm
Hotline: 0395.524.909
Email: nguyetlam11062022@gmail.com
Website: Yoganguyetlam.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *