Ốc kỵ với gì? Theo như tìm hiểu thì có rất nhiều các món ăn phổ biến, dinh dưỡng được chế biến từ loại ốc này. Thịt của chúng có vị ngọt, tính hàn, có nhiều tác dụng với sức khỏe ốc lành tính và dễ ăn nhưng những đối tượng cần hạn chế hoặc cẩn thận khi ăn ốc gồm:
- Ốc kỵ với dưa lưới (dưa lê), dưa bở (dưa gang).
- Ốc kỵ với nghêu, sò.
- Ốc đồng kỵ trái hồng.
- Ốc đồng kỵ thịt bò.
- Ốc kỵ với nấm mèo đen.
- Ốc kỵ với bắp.
- Ốc đồng kỵ với đậu răng ngựa.
- Ốc đồng kỵ với thịt heo (thịt lợn).
- Ốc kỵ với các thức ăn giàu vitamin C.
- Ốc kỵ với nước đá lạnh.
- Ốc kỵ với mì sợi.
Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn Ốc kỵ với gì? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm nhé!
Mục lục
Ốc kỵ gì?
Có rất nhiều các món ăn phổ biến, dinh dưỡng được chế biến từ ốc. Thịt của chúng có vị ngọt, tính hàn, có nhiều tác dụng với sức khỏe.
Ngoài canxi, ốc bươu còn chứa vô số các chất bổ dưỡng khác như protein, sắt, hay các loại vitamin,… Vì vậy, chúng không những là món ăn phổ biến, thơm ngon, mà còn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Ngoài ra, khi ăn chung ốc với một số loại sản phẩm sau sẽ gây nguy hại đến sức khoẻ như:
Ốc kỵ với dưa lưới (dưa lê), dưa bở (dưa gang)
Ốc đồng là thực phẩm có tính hàn và dưa lưới, dưa gang… cũng vậy. Vì vậy, nếu ăn các thứ này cùng lúc thì cơ thể dễ bị mất cân bằng Âm – Dương, dễ gây tiêu chảy, hư hàn.
Ngoài ra, về lâu dài, sự kết hợp này cũng sẽ gây hại cho cơ thể (nhất là những người bị viêm loét tá tràng, viêm dạ dày mãn tính… thì lại càng cần tránh).
Xem ngay: Rau mùi kỵ gì?
Ốc kỵ với nghêu, sò
Vâng, đúng vậy. Ăn ốc đồng (ốc bươu) cùng với nghêu hay sò thì sẽ dễ bị ngộ độc (với các dấu hiệu phổ biến là đau bụng, nôn mửa…).
Vì vậy, trong các bữa tiệc hải sản thì bạn cần chú ý nhé!
Ốc đồng kỵ trái hồng
Ăn ốc đồng cùng lúc với trái hồng (hoặc ăn trong cùng bữa ăn) sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bao tử (ức chế hoạt động của dạ dày) và làm quá trình tiêu hóa kém hiệu quả hơn.
Ốc đồng kỵ thịt bò
Ăn ốc đồng cùng thịt bò sẽ dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt, những người bị bệnh về dạ dày thì lại càng cần tránh.
Ốc kỵ với nấm mèo đen
Trong thịt ốc đồng có chứa một số hoạt chất kỵ với nấm mèo đen, vì vậy, nếu ăn hai món này trong cùng bữa ăn thì sẽ bị khó tiêu (do xảy ra những phản ứng bên trong thức ăn).
Ốc kỵ với bắp
Thịt ốc đồng kỵ với trái bắp, nếu ăn cùng thì sẽ bị ngộ độc.
Vì vậy, trong các bữa ăn hàng ngày thì bạn cần tránh sự kết hợp này nhé!
Ốc đồng kỵ với đậu răng ngựa
Theo kinh nghiệm dân gian, nếu ăn ốc đồng cùng với đậu răng ngựa thì sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, gây đau đường ruột, đầy bụng, khó chịu, khó tiêu….
Ốc đồng kỵ với thịt heo (thịt lợn)
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì không nên nấu ốc đồng cùng thịt lợn (và cũng không nên ăn cùng bữa ăn).
Được biết, thịt lợn có tính bổ, cung cấp nhiều chất đạm và axit béo còn ốc bươu thì có tính hàn, nếu ăn cùng thì sẽ dễ bị lạnh bụng, khó tiêu…
Ốc kỵ với các thức ăn giàu vitamin C
Khi ăn các loại hải sản như ốc, tôm… thì không nên sử dụng chung với các loại hoa, quả chứa nhiều vitamin C. Nguyên nhân là do kết hợp vitamin C với các chất dinh dưỡng có trong hải sản sẽ tạo thành hợp chất có độc giống như thạch tín. Từ đó khiến người ăn bị đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, thậm chí nguy hiểm hơn là ngộ độc thực phẩm, gây hại cho sức khỏe, nhất là cơ quan tiêu hóa.
Ốc kỵ với nước đá lạnh
Nếu ăn ốc đồng rồi lại uống nhiều nước đá lạnh thì “hàn” cộng thêm “hàn”, bạn sẽ dễ bị tiêu chảy.
Ốc kỵ với mì sợi
Theo kinh nghiệm dân gian, nếu ăn ốc đồng (ốc bươu) cùng với mì sợi thì sẽ dễ bị đau bụng và nôn mửa.
Ốc kỵ với rượu, bia hoặc các chất kích thích
Nhiều người, nhất là nam giới thường có thói quen sử dụng ốc làm đồ nhắm khi uống rượu, bia. Tuy nhiên, điều này lại vô cùng có hại cho sức khỏe người dùng.
Nguyên nhân là do những loại hải sản và ốc nói khi đi vào cơ thể sẽ tạo thành chất axit uric, đây là chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout và nếu sử dụng thêm bia, rượu sẽ khiến cho quá trình bài tiết chất đạm dư thừa ra ngoài cơ thể bị cản trở. Từ đó, hình thành axit uric nhiều trong máu.
Xem thêm: Măng cụt kỵ với gì?
Thành phần dinh dưỡng
Thành phần dinh dưỡng có trong chúng rất dồi dào, đặc biệt là giàu canxi và các khoáng chất thiết yếu. Trong 100g ốc sẽ chứa hàm lượng các thành phần dinh dưỡng chính sau đây:
- 1000mg canxi.
- 84 calo.
- 11.1g đạm.
- 700mg chất béo.
- 64g photpho.
- Nước và một số các chất khác,…
- Lợi ích đối với sức khoẻ.
- Bổ sung canxi.
Với một lượng canxi dồi dào, ốc bươu là một thực phẩm lý tưởng cung cấp canxi cho cơ thể, nuôi dưỡng xương chắc khỏe, hoặc còn có thể hỗ trợ tăng chiều cao ở trẻ đang phát triển.
Theo một nguồn tin cho biết, với 100g sữa bò chỉ có 100mg canxi. Nhưng với 100g ốc bươu, chúng chứa đến hơn 1000mg canxi, nghĩa là gấp 10 lần so với sữa bò – loại thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao khá phổ biến hiện nay.
Công dụng của ốc
Thanh nhiệt
Vì thịt ốc bươu có tính hàn và không độc, nên chúng có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy, giải độc, thông lợi đại tiểu tiện, đái tháo đường, táo bón… và hỗ trợ cho nhiều các bệnh khác
Chữa xơ gan, viêm gan mãn tính
Theo các thông tin, ốc bươu đen ở Trung Quốc nấu nhừ với kê cốt thảo, chắt nước uống mỗi ngày còn có thể trị các bệnh về gan như xơ gan, viêm gan mãn tính,…
Chữa bệnh tim mạch
Vỏ ốc cũng là một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Theo Lương y Lê Trần Đức, vỏ ốc bươu đen tán bột nhuyễn cùng với một số các thành phần khác, có thể chữa các cơn đau tim đột ngột khá nguy hiểm và tốn kém.
Bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường phát sinh từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc ăn uống không điều độ, nhiều ngọt hoặc nhiều béo, có thể dẫn đến nhiễm trùng, thoái hóa, biến chứng về thần kinh,… Nhiều lương y cho biết, thịt ốc bươu đen nấu với chuối xanh rất tốt cho các bệnh nhân đái tháo đường.
Các bệnh lý khác
Ốc bươu là loại thực phẩm dinh dưỡng không chỉ bổ sung chất cho cơ thể, còn có thể hỗ trợ trị các bệnh khó chữa. Bên cạnh các tác dụng nổi bật trên, chúng còn có khả năng giúp sáng mắt, bổ thận, tăng cường cơ bắp,.. Theo dân gian, thịt ốc bươu không chỉ phát huy tác dụng khi ăn trực tiếp mà cũng có thể dùng bên ngoài như giúp dễ đẻ, khó tiểu, chữa gai dằm,…
Những ai không nên ăn ốc?
Ốc đồng là món ăn bổ và ngon, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn ốc này. Có một số trường hợp, nếu ăn ốc đồng thì sẽ gây hại cho cơ thể. Chẳng hạn như:
Người bị hen suyễn hoặc ho: Nếu ăn ốc đồng thì bệnh sẽ nặng thêm.
Bà bầu và bà mẹ sau sinh, đang cho con bú: Nếu ăn ốc đồng thì sẽ dễ bị tiêu chảy, đau bụng…
Người bị viêm khớp, thống phong (gút): Ốc đồng giàu đạm, ăn vào sẽ sinh ra nhiều axit uric hơn và làm bệnh viêm khớp, bệnh gút… trầm trọng hơn.
Người dị ứng thủy hải sản: Với người hay bị dị ứng khi ăn cua, cá, ghẹ, tôm… thì cũng cần cẩn trọng khi ăn ốc. Trước khi ăn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và khi ăn thì chỉ nên ăn một ít, xem phản ứng của cơ thể (trong vài tiếng đến 1 ngày). Có rất nhiều trường hợp dị ứng ốc đồng, sau khi ăn thì bị sưng miệng, ngứa, nổi mề đay, khó chịu trong người….
Người bị tiêu chảy, lạnh bụng, cảm cúm, ốm yếu, dễ bệnh khi thời tiết thay đổi: Nếu ăn ốc đồng thì tình trạng bệnh sẽ tồi tệ hơn.
Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt cũng không nên ăn ốc đồng.
Ăn ốc nhiều có tốt không?
Ăn ốc rất tốt nhưng ăn ốc nhiều có tốt không? Lại là vấn đề cần lưu ý, bởi ốc có chứa nhiều cholesterol nên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch nếu ăn thường xuyên.
Bên cạnh đó, photpho có trong ốc nếu bổ sung quá nhiều nhưng lại có chế độ ăn ít canxi thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Vì phốt pho là tác nhân làm cản trở sự hấp thu canxi. Do vậy, cần cân bằng hai dưỡng chất này bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, cung cấp phốt pho từ các thực phẩm hàng ngày. Ăn ốc nhiều trong một bữa ăn thì có thể khiến khó tiêu, đầy bụng.
Vì vậy, ăn ốc nhiều có tốt không thì câu trả lời là không nên ăn quá nhiều. Vì nếu quá lạm dụng ốc trong bữa ăn hàng ngày thì sẽ gây phản tác dụng.
Lưu ý khi ăn ốc
Khi ăn ốc, để đem lại tác dụng hiệu quả rõ rệt và phòng ngừa các rủi ro thì nên lưu ý một số vấn đề sau khi ăn:
Làm sạch ốc trước khi chế biến: Là một món ăn thơm ngon và bổ dưỡng, nhưng ốc có chứa nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho con người. Nếu ký sinh trùng có trong ốc đi vào những cơ quan như phổi, mật, ruột, gan,não,thận…thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người do ký sinh trùng gây ung thư, suy nội tạng… Bởi vậy, để có thể làm sạch ốc nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thì có thể ngâm ốc bằng nước vo gạo, nước dấm hoặc nước muối pha chanh để ốc nhả hết sạn bẩn..
Không nên ngâm ốc quá lâu hoặc sử dụng ngay: Là loại sống lâu trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, vì vậy nhiều người thường không sử dụng ngay hoặc mua phải ốc để lâu ngày có lẫn những con đã chết. Ốc nếu ngâm quá lâu sẽ khiến chúng bị biến chất hoặc chết, làm gia tăng nguy cơ gây bệnh tả, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm.
Chế biến ốc chín kỹ: Khi nấu ốc, cần chế biến thật kỹ và chín, không nên nấu chín tái, vì sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe người ăn bởi trong ốc có chứa rất nhiều ký sinh trùng gây hại, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, phù nề chân tay, ung thư hoặc các bệnh nguy hiểm khác.
Tóm lại, khi ăn ốc cần quan tâm đến một số lưu ý như trên và tốt nhất, để an toàn cho sức khỏe, nên mua ốc về tự chế biến tại nhà và đặc biệt là không nên ăn quá nhiều ốc, chỉ nên ăn 1–2 bữa ốc trong một tuần theo chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo.
Mong rằng qua bài viết trên đây của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm thì bạn đã biết được Ốc kỵ với gì? nhé!