Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối? Thực đơn bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối gồm:
- Các loại ngũ cốc, hạt.
- Họ hàng nhà đậu.
- Khoai lang.
- Rong biển.
- Cà rốt.
- Mướp đắng.
- Ăn trái cây ít đường.
Tuy nhiên, để rõ hơn Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm nhé!
Mục lục
Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối?
Các loại ngũ cốc, hạt
Các loại ngũ cốc và hạt đều là những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết khá thấp. Vậy nên khi được cơ thể hấp thụ vào trong máu sẽ được giải phòng dần, không gây hiện tượng tăng cao bất thường lượng glucose trong máu.
Họ hàng nhà đậu
Các loại đậu luôn là lựa chọn tốt nhất cho chế độ ăn uống lành mạnh của người bình thường và với các mẹ bầu bị tiểu đường ở 3 tháng cuối cũng vậy.

Nhiều nhà khoa học và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cơ thể hấp thụ lượng chất xơ dồi dào có trong đậu sẽ giúp ổn định lượng đường huyết sau những bữa ăn.
Xem thêm: Bà bầu nên tập yoga vào lúc nào trong ngày?
Khoai lang
Nhiều người hiểu nhầm khoai lang là một trong các loại thực phẩm mà người bị bệnh tiểu đường nên tránh xa nhất vì vị ngọt của nó.
Tuy nhiên, trái ngược với quan điểm đó, khoai lang không làm bạn “lên đường” như vẫn nghĩ. Kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoai lang sẽ kiểm soát và điều chỉnh lượng glucose trong máu rất tốt đấy!
Rong biển
Rong biển tuy là thực phẩm nổi tiếng nhất nhì xứ kim chi cũng như với các bạn trẻ Việt Nam hiện nay dưới dạng món ăn vặt.
Tuy vậy, các món ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe với nhiều vitamin và khoáng chất được chế biến từ nguyên liệu này vẫn còn khá xa lạ với người Việt. Nhưng có lẽ bạn chưa biết, rong biển nên là loại thực phẩm thiết yếu trong thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối. Bởi lẽ hàm lượng đường có trong rong biển gần như nằm ở mức chỉ số 0.

Ngoài ra, rong biển cũng nên là lựa chọn thường xuyên của các đối tượng bình thường vì công dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường rất tốt. Tất cả nhờ vào thành phần alginate có trong rong biển mà cơ thể có thể tiết ra lượng insulin cần thiết.
Cà rốt
Khi bị bệnh tiểu đường, hầu hết mọi người đều có những triệu chứng suy giảm thị lực ở các mức độ khác nhau.
Vậy nên cà rốt sẽ là lựa chọn tốt để cải thiện tình hình. Bên cạnh đó, lượng đường trong loại thực phẩm này khá khó chuyển hóa kèm theo chất xơ cùng beta-carotene giúp ổn định đường huyết hiệu quả.
Mướp đắng
Mướp đắng có thể sẽ khiến một số phụ nữ mang thai nhạy cảm cảm thấy không thoải mái khi ăn và gây một số tác dụng phụ như đau bụng, đau dạ dày,…
Tuy nhiên, với những người có khả năng sử dụng loại thực phẩm này, các chuyên gia khuyến cáo họ nên thường xuyên bổ sung vào thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối bởi khả năng ổn định đường huyết một cách hiệu quả đến đáng ngờ.
Thậm chí loại rau củ quả này còn có tác dụng đối với người bị bệnh đái tháo đường mãn tính nữa đấy!
Ăn trái cây ít đường
Trái cây có rất nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất xơ – một nhóm chất rất cần trong việc kiểm soát lượng glucose có trong máu.
Tuy đây là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, mẹ bầu bị tiểu đường cũng nên lưu ý chọn những loại quả chứa ít đường và ăn vào bữa phụ để hạn chế lượng đường hấp thụ vào nhé!
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là lượng đường trong máu (glucose) cao; phát triển trong thời kỳ mang thai và thường sẽ hết sau khi sinh. Tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ; nhưng phổ biến hơn trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc tam cá nguyệt thứ ba.
Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các vấn đề cho bạn và con bạn trong khi mang thai và sau khi sinh. Nhưng rủi ro có thể được giảm bớt nếu tình trạng bệnh được phát hiện sớm và quản lý tốt. Đặc biệt là khi mẹ bầu chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong khi bị tiểu đường thai kỳ.
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Hầu hết các trường hợp tiểu đường thai được phát hiện khi đo đường và kiểm tra lượng đường trong máu của bạn trong quá trình tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ.

Một số phụ nữ có thể xuất hiện các triệu chứng nếu lượng đường trong máu của họ quá cao (tăng đường huyết); chẳng hạn như:
- Thường thấy khát.
- Cần đi tiểu thường xuyên hơn bình thường.
- Miệng khô.
- Mệt mỏi.
Nhưng đây cũng là những triệu chứng thông thường khi mang thai; và không nhất thiết là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Tốt nhất là mẹ bầu nói chuyện với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ nếu mẹ lo lắng về bất kỳ triệu chứng nào đang gặp phải.
Xem ngay: Cách uống hạt chia giảm mỡ bụng
Vì sao chế độ dinh dưỡng quan trọng đối với bà bầu tiểu đường?
Ăn một chế độ ăn uống cân bằng với các loại thực phẩm lành mạnh là điều quan trọng để giúp mẹ bầu kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách giữ cho lượng đường trong máu ổn định.
Ví dụ, chất béo và protein ảnh hưởng đến lượng đường trong máu mẹ bầu trong nhiều giờ; nhưng carbohydrate ảnh hưởng đến nó nhanh hơn nhiều; dẫn đến tăng đột biến. Do đó, việc điều chỉnh lượng thức ăn giàu carb sẽ rất hữu ích. Giữ số lượng và loại thực phẩm; carbohydrate, chất béo và protein; giống nhau hàng ngày cũng có thể giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định.
Đặc biệt hữu ích nếu mẹ bầu ăn ba bữa chính; và hai hoặc ba bữa ăn nhẹ mỗi ngày; để khoảng cách ăn của mẹ bầu không quá lâu; điều này sẽ làm giảm lượng đường trong máu.
Mặc dù có khả năng sẽ biến mất “không vết tích” sau sinh, nhưng trong 9 tháng mang thai, tiểu đường thai kỳ lại là một “người bạn” không mấy thân thiện, gây cho bà bầu rất nhiều phiền toái như: khó sinh, tiền sản giật và cả những trường hợp nguy hiểm như thai chết lưu, sinh non, v.v.
Không chỉ vậy, theo nghiên cứu, những bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ sau này thường có nguy cơ thừa cân béo phì cao hơn những bé khác. Đồng thời, nguy cơ bị các bệnh hô hấp, vàng da hoặc vấn đề huyết áp của các bé cũng cao hơn nhiều so với bình thường.
Mong rằng qua bài viết trên đây của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm thì bạn đã biết được Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối? nhé!