Mộc nhĩ dùng để chế biến các món ăn ngon vừa có thể làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe nên được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, Mộc nhĩ kỵ với gì thì không phải ai cũng biết? Theo như tìm hiểu của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm thì không nên ăn mộc nhĩ với những thực phẩm như:
- Mộc nhĩ kỵ với thịt vịt.
- Mộc nhĩ kỵ với ốc.
- Mộc nhĩ kỵ với gà rừng nếu như bị trĩ.
- Mộc nhĩ kỵ với củ cải trắng.
Bạn cần phải lưu ý những điều trên để không bị ngộ độc hay gây độc cho cơ thể khi dùng mộc nhĩ. Để hiểu rõ hơn Mộc nhĩ kỵ với gì? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm nhé!
Mục lục
Mộc nhĩ là gì?
Mộc nhĩ hay còn gọi là nấm mèo hoặc nấm tai mèo. Mộc nhĩ là một loại nấm mọc trên thân của nhiều loại cây thân gỗ khác nhau. Mộc nhĩ có nhiều tên gọi khác nhau. Chúng còn được gọi là nấm mèo, nấm tai mèo, hắc mộc nhĩ, mộc nhu, mộc nga, mộc tung hay vân nhĩ.
Mộc nhĩ có mặt trên nhẵn, mặt dưới có phủ một lớp lông màu nâu. Mô nấm có chứa chất keo và mặt sinh sản nhẵn hoặc nhăn, được phủ một lớp phấn trắng do các bào tử phóng ra khi nấm trưởng thành.
Cơ quản sinh sản của đa số loại mộc nhĩ là đảm đa bào, có hình chùy, nằm sâu bên trong chất keo. Một cây mộc nhĩ có chứa một bào tử có cuống nhỏ, phát triển ở bên dưới kéo dài qua lớp bao nhầy và đến bề mặt của thể quả. Trên mỗi cuống nhỏ có một bào tử đảm.
Phần thịt của cây mộc nhĩ thường dày khoảng 1 – 3 mm. Thế quả của Mộc nhĩ được dùng để làm dược liệu. Tên gọi khoa học là Auricularia.
Mộc nhĩ phân bố lan rộng ở các vùng ôn đới và cận nhiệt đới trên khắp cả thế giới. Chúng còn được tìm thấy ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ, châu Á, Australia, Nam Mỹ và cả châu Phi. Ở nước ta, mộc nhĩ được trồng để thu hoạch làm thuốc và sử dụng dược liệu.
Xem thêm: Cua đồng kỵ với gì?
Mộc nhĩ kỵ với gì?
Mộc nhĩ dùng để chế biến các món ăn ngon vừa có thể làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe nên được rất nhiều người yêu thích.
Tuy nhiên, Mộc nhĩ kỵ gì thì không phải ai cũng biết? Theo như tìm hiểu của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm thì không nên ăn mộc nhĩ với những thực phẩm như:
Mộc nhĩ kỵ với thịt vịt
Thịt vịt là một trong những nguyên liệu được cảnh báo là không nên kết hợp chung với nấm mèo Mộc nhĩ kỵ gì? Thịt vịt là một trong những nguyên liệu được cảnh báo là không nên kết hợp chung với nấm mèo.
Nấm mèo và thịt vịt bản chất để có tính hàn. Ăn vào sẽ ảnh hưởng không tốt đến nguyên khí. Cùng với đó là không tốt cho hệ tiêu hóa.
Mộc nhĩ kỵ với ốc
Ốc là loại nguyên liệu mà bạn không nên kết hợp với mộc nhĩ. Lý do vì 2 thực phẩm này bản chất đều có tính hàn nếu ăn cùng sẽ bị tiêu chảy, đau bụng, bị bệnh về tiêu hóa và những bệnh lý khác liên quan đến ruột.
Mộc nhĩ kỵ với gà rừng nếu như bị trĩ
Nếu như bị trĩ thì có thể sẽ không ăn được nấm mèo. Theo một số nghiên cứu thì nấm mèo không tốt cho bệnh nhân trĩ. Đặc biệt, nếu nấu chung thịt gà rừng với mộc nhĩ sẽ khiến chảy máu và bệnh sẽ trầm trọng hơn.
Mộc nhĩ kỵ với củ cải trắng
Mộc nhĩ kỵ gì? Nhiều người hay thêm nấm mèo khi nấu canh củ cải trắng cho thêm phần thơm ngon. Mộc nhĩ chứa nhiều hoạt chất sinh học, trong khi đó củ cải lại là thực phẩm có chứa nhiều enzyme. Mộc nhĩ chứa nhiều hoạt chất sinh học, trong khi đó củ cải lại là thực phẩm có chứa nhiều enzyme kỵ nhau.
Nên nấu chung 2 nguyên liệu này lại với nhau thì sẽ có những phản ứng hóa học phức tạp diễn ra. Do đó, ăn cùng một lúc 2 món này sẽ gây viêm da nguy hiểm. Vậy nên, hoàn toàn không nên nấu 2 món này lại với nhau mà hãy ăn cách nhau ít nhất 3 tiếng nhé.
Thành phần dinh dưỡng
Trong 100g mộc nhĩ khô có chứa một số chất dinh dưỡng với hàm lượng cụ thể như sau:
- Năng lượng 293,1 kcal
- Chất đạm 10,6 g
- Chất béo 0,2 g
- Đường 65 g
- Sắt 185 mg
- Canxi 375 mg
- Phốt pho 201 mg
- Carotene 0,03% mg
- Chất xơ 5,8 g
Mộc nhĩ có tác dụng gì?
Theo ghi chép của sách Đông y, mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình, dễ dàng đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, gan, thận. Tác dụng chính của mộc nhĩ là làm mát máu, làm ngưng chảy máu ngoài da. Hay những tác dụng khác có thể kể đến như nhuận tràng, lợi trường vị, bổ khí, bền cơ, hoạt huyết.
Ngoài ra, mộc nhĩ còn hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị các bệnh trường phong hạ huyết, lỵ ra máu, đái dắt,…
Ngăn chặn tình trạng xơ vữa động mạch
Trong mộc nhĩ chứa nhiều thành phần như lecithin, cephalin, cephalin hay plasmalogen,… Đây đều là các dưỡng chất có tác dụng giảm hàm lượng cholesteron trong gan, ngăn ngừa sự tích tụ mỡ ở thành động mạch và sự hình thành huyết khối do xơ vữa động mạch.
Chống oxy hóa
Mộc nhĩ có khả năng chống oxy hóa rất cao bởi nồng độ phenol cân bằng trong nó. Với công dụng này, chị em nên tận dụng để nuôi dưỡng làn da khỏe đẹp từ sâu bên trong.
Ngăn ngừa hiện tượng đông máu
Chất Polysaccharide có trong mộc nhĩ có khả năng ức chế sự kết dính tiểu cầu và tăng thời gian máu không đông trong ống nghiệm và cơ thể sống.
Giảm lượng cholesteron trong máu
Bên cạnh công dụng ngăn ngừa đông máu, chất Polysaccharide cũng được chứng minh là có khả năng làm giảm mức độ cholesteron trong máu, mức độ triglyceride và LDL; tăng cường mức độ HDL trong máu, cũng như tỉ lệ HDL/TC và HDL/LDL.
Người cao tuổi nên bổ sung mộc nhĩ vào bữa cơm hằng ngày để giảm cholesterone trong máu, kiểm soát cân nặng, ngăn chặn bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu, ức chế tai biến, nhồi máu cơ tim. Hơn nữa, mộc nhĩ còn giúp lưu thông máu lên mãu, giúp duy trì trí nhớ tốt.
Xem ngay: Bí ngòi kỵ gì?
Cách chọn mộc nhĩ thơm ngon
Để chọn mộc nhĩ ngon thì hãy chọn những tai dày, cánh to sẽ giòn và ngon hơn
Để chọn mộc nhĩ ngon thì hãy chọn những tai dày, cánh to sẽ giòn và ngon hơn. Không chọn loại xù xì vì dễ bị nhũn khi ngâm.
Khi mua thì hãy nắm vài cái và bỏ tay ra để kiểm tra tính đàn hồi của mộc nhĩ. Nếu lượng nước ít thì tốt.
Không nên chọn những tai nấm mèo màu đỏ cam hay có vết đen.
Giống những thực phẩm khác, mộc nhĩ sẽ phân hủy đạm khi nấu cùng thịt baba. Vậy nên không nên nấu với loại thịt này.
Mặc dù mộc nhĩ là thực phẩm rất bổ dưỡng, thơm ngon và dễ ăn nhưng mộc nhĩ kỵ gì là điều bạn nên nắm rõ. Không nên kết hợp với một số nguyên liệu với mộc nhĩ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, hãy chọn loại mộc nhĩ tự nhiên, tươi ngon, đảm bảo chất lượng khi sử dụng.
Mong rằng qua bài viết trên đây của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm thì bạn đã biết được Mộc nhĩ kỵ với gì? nhé!