Cua đồng kỵ với gì? Lợi ích của cua đồng đối với sức khỏe

Cua đồng kỵ với gì? Theo như tìm hiểu của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm thì cua đồng kỵ với những thực phẩm như:

  • Cua đồng kỵ với mật ong. 
  • Cua đồng kỵ với Khoai tây, khoai lang. 
  • Cua đồng kỵ với Trái cây giàu vitamin C. 
  • Cua đồng kỵ với Cần tây. 
  • Cua đồng kỵ với Dưa gang, dưa lê. 
  • Cua đồng kỵ với Thức ăn lạnh. 
  • Cua đồng kỵ với Cá chạch. 

Tuy nhiên, để hiểu rõ Cua đông kỵ với gì? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới nhé!

Cua đồng kỵ với gì?

Cua đồng kỵ với mật ong.

Mật ong với cua đồng là hai loại thực phẩm “đại” kỵ với nhau. Vì cua có tính hàn nên mật ong cũng có tính nhiệt hỏa. Vì vậy, nếu ăn cùng nhau, chúng sẽ có phản ứng mạnh kích thích hệ tiêu hóa. Nhẹ thì tiêu chảy vài ngày, nặng thì khiến cơ thể bị ngộ độc cua đồng, rất nguy hiểm.

Cua đồng kỵ với Khoai tây, khoai lang

Cua đồng kỵ gì? Khoai tây, khoai lang là hai loại thực phẩm được xem là đặc biệt không nên ăn cùng với cua đồng. Vì hai loại thực phẩm này có chứa một lượng lớn axit phytic và cua đồng thì lại rất giàu canxi. Hai chất axit và canxi này khi vào cơ thể sẽ kết hợp với nhau và tạo thành muối.

Cua đồng kỵ với Khoai tây, khoai lang
Cua đồng kỵ với Khoai tây, khoai lang

Điều này khiến cơ thể không hấp thụ được canxi từ cua và cũng sẽ “tống” hợp chất muối này ra khỏi cơ thể qua hệ bài tiết dẫn đến cơ thể bị thiếu cả muối và canxi. Ngoài ra, canxi khi vào cơ thể sẽ bị axit phytic ngăn cản nên không thể đi đến các cơ quan khác. Điều đó sẽ khiến canxi bị tích tụ trong thận, nguy hiểm hơn là gây suy thận, viêm thận.

Xem thêm: Bí ngòi kỵ gì?

Cua đồng kỵ với Trái cây giàu vitamin C

Các loại trái cây như cam, kiwi, hồng,… rất giàu vitamin C. Tuy nhiên, chúng cũng thường có một lượng lớn axit tannic. Nếu như chất này kết hợp với chất dinh dưỡng trong cua sẽ kết tủa và gây hại cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn gây ngộ độc nếu ăn nhiều.

Cua đồng kỵ với Trái cây giàu vitamin C
Cua đồng kỵ với Trái cây giàu vitamin C

Không chỉ vậy, vì cam hay chanh còn có đặc tính hút đờm mà cua còn là món ăn hàn tính. Vì vậy, khi ăn chung dễ gây ra hiện tượng tụ đờm, tụ khí và không tốt cho hệ hô hấp.

Cua đồng kỵ với Cần tây

Cua đồng kỵ gì? Sự kết hợp giữa hai loại thực phẩm là cua đồng và cần tây thực sự không phải là một ý tưởng thông minh.

Chúng không những không mang lại ích lợi cho cơ thể mà ngược lại còn khiến cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo nghiên cứu, nếu kết hợp với nhau sẽ sinh ra các chất cản trở cơ thể hấp thụ chất đạm dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, không tốt cho cơ thể.

Cua đồng kỵ với Dưa gang, dưa lê

Cua cũng có khả năng chống dưa gang và dưa lê. Vì 2 loại quả này có vị ngọt, tính hàn. Vốn dĩ cả những loại dưa này và cua đồng đều có tính hàn thì sẽ tương thích nhau.

Cua đồng kỵ với Dưa gang, dưa lê
Cua đồng kỵ với Dưa gang, dưa lê

Tuy nhiên, khi ăn cùng cua, những loại dưa này sẽ tích tụ tính hàn lại trong bụng và khả năng bị lạnh bụng rất cao. Từ đó ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, dễ bị tiêu chảy.

Cua đồng kỵ với Thức ăn lạnh

Thức ăn lạnh như kem hoặc đá được nhiều người ưa thích, nhất là vào những ngày hè tiết trời oi ả. Tuy nhiên, đây cũng là nhóm thực phẩm giúp giảm nhiệt độ dạ dày đáng kể.

Trong khi đó, cua đồng là thực phẩm có tính hàn nên nếu ăn chung với nhóm thức ăn lạnh sẽ rất dễ bị tiêu chảy hay gặp các vấn đề về tiêu hóa khác.

Cua đồng kỵ với Cá chạch

Cua đồng và cá chạch là hai nhóm thực phẩm vô cùng kị nhau. Cả 2 nếu ăn riêng lẻ sẽ là những loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng mà cơ thể cần.

Tuy nhiên, nếu bạn vô tình ăn cùng nhau rất dễ dàng gây ra ngộ độc cấp tính dẫn đến nôn mửa, hạ huyết áp,… Nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong, rất nguy hiểm.

Cua đồng là gì?

Cua đồng có tên khoa học là Somanniathelphusa Sinensis tên gọi khác là điền giải, nằm trong nhóm Cua nước ngọt. Cua đồng sống trong hang, hốc ở bờ ruộng, các con kênh và rạch ở nước ta.

Cua đồng là gì?
Cua đồng là gì?

Đặc điểm nhận biết: mai cua có màu vàng đậm, hai càng, một to và một nhỏ, gọng màu vàng cháy trong khi phần thân thì có màu nâu vàng. Thịt cua đồng có vị ngọt tươi mới, hơi mặn, tanh. Cua đồng mang nhiều dưỡng chất như sodium và purines.

Thành phần dinh dưỡng của cua đồng

Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, trong 100g cua đồng không chứa mai và yếm có hàm lượng các chất sau:

  • 74.4g nước
  • 12.3g protid
  • 3.3 lipid
  • 2g glucid và 8.9g calo

Ngoài ra, cua đồng còn chứa một lượng lớn vitamin như B1, B2, PP…muối khoáng, sắt, photpho và đặc biệt là hàm lượng canxi rất cao.

Lợi ích của cua đồng đối với sức khỏe

Hoạt huyết và hàn gắn xương

Theo đông y, cua đồng là loại thực phẩm có tính hàn, vị mặn, hơi độc, có tác dụng tán kết, hoạt huyết và hàn gắn xương nên thường được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh có tên điền giải.

Ngừa loãng xương và còi xương

Từ những thành phần dinh dưỡng nói trên, cua đồng có tác dụng trị còi xương cho trẻ em và ngăn ngừa loãng xương cho người lớn tuổi.

Theo y học hiện đại, trong cua đồng có chứa nhiều canxi photphat – thành phần được sử dụng để ngăn chặn hoặc điều trị nồng độ canxi huyết thấp ở những người không có đủ lượng canxi trong chế độ ăn uống.

Điều trị chấn thương

Bên cạnh đó, cua đồng còn được sử dụng trong y học cổ truyền với tác dụng sinh phong liền gân nối xương khớp và chữa ứ huyết khi bị chấn thương.

Giải nhiệt cơ thể

Vị mặn và tính hàn có trong cua đồng có tác dụng giải nhiệt cơ thể nên được nhiều người sử dụng để nấu các món ăn giúp thanh nhiệt trong những ngày hè nóng bức.

Giải nhiệt cơ thể
Giải nhiệt cơ thể

Điều trị kén ăn khó ngủ

Không chỉ vậy, với những thành phần dinh dưỡng dồi dào mà cua đồng mang lại, nó còn được đông y sử dụng như một vị thuốc có tác dụng chữa tâm trạng bồn chồn, kén ăn, ít ngủ.

Chữa vết thương

Người ta sử dụng cua đồng giã nát đun sôi với rượu và lấy bã đắp vào chỗ bị thương để chữa các vết thương đụng dập, lở loét.

Một số lưu ý khi ăn cua đồng

Không nấu cua đồng đã chết

Nhiều bà nội trợ thường mua cua xay sẵn ngoài chợ về lọc lấy nước nấu chín. Tuy nhiên, cách làm này ẩn chứa nhiều nguy hiểm khôn lường mà nhiều người không ngờ tới. Vì khi làm cua đồng, nhiều người bán hàng tiếc rẻ, không bỏ đi những con cua đồng đã chết.

Cua đồng chết có chứa một thành phần hóa học gọi là histidine, có thể gây độc, gây đau bụng, nôn mửa, thậm chí là ngộ độc nghiêm trọng. Cua chết càng lâu, càng nhiều histidine, càng độc.

Xem ngay: Mít kỵ với gì?

Không ăn cua đồng chưa qua chế biến

Ở nhiều vùng quê, người dân có thói quen ăn gỏi cua đồng sống. Nhưng thực tế điều này rất nguy hiểm vì thịt cua đồng sống có chứa các nang trùng hút máu của phổi. Nếu không qua chế biến trên nhiệt độ cao thì khả năng bị “nhiễm trùng phổi” là rất cao.

Không ăn đi ăn lại

Các bà nội trợ lưu ý khi chế biến cua đồng nên chế biến đến đâu thì ăn ngay đến đó. Vì cua đồng chứa nhiều chất đạm cũng như các chất dinh dưỡng khác, sau khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu,…

Trong thời tiết mùa hè hoặc chuyển mùa, việc nấu lại cua đồng không chỉ mất nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể làm thịt cua đồng bị biến chất, gây ngộ độc. Bạn nếu yêu thích cua đồng thì nên biết cua đồng kỵ gì để biết cách phòng tránh nhé. Hãy thường xuyên cập nhật thông tin và những kiến thức ẩm thực hữu ích tại đây cho gia đình nhé.

Những món ăn ngon với cua đồng

Canh cua đồng với rau mồng tơi

Là món ăn bình dị và đặc trưng của miền Bắc với hương vị thanh mát, tự nhiên. Canh cua đồng với rau mồng tơi sẽ càng ngon và tuyệt vời hơn khi ăn kèm với chén cà pháo giòn giòn, chua chua.

Lẩu cua đồng

Món lẩu cua đồng (lẩu cua đồng hải sản, lẩu cua đồng hột vịt lộn) dân dã, bình dị là một trong những món ăn nổi tiếng của người dân miền Bắc và miền Tây Nam Bộ.

Những món ăn ngon với cua đồng
Những món ăn ngon với cua đồng

Nước lẩu với hương vị ngọt tự nhiên của cua kết hợp cùng các nguyên liệu như: đậu hũ, thịt bò, chả cá,… và các loại rau như: rau muống, xà lách, bắp chuối thái nhỏ,… tạo nên một món ăn vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.

Bánh đa cua

Được làm từ các nguyên liệu vô cùng đơn giản như: cua đồng, bánh đa, rau nhút,… bánh đa cua vẫn dễ dàng chinh phục được trái tim của những tín đồ sành ăn bởi phần nước dùng với hương vị ngọt thanh, dậy mùi cua vô cùng hấp dẫn.

Bên cạnh đó, một tô bánh đa cua với sự kết hợp nhiều màu sắc như màu vàng nâu của gạch cua, màu nâu của bánh đa, màu xanh của rau muống,…. tạo nên một món ăn vô cùng bắt mắt và kích thích vị giác.

Cua đồng rang muối ớt

Cua đồng rang muối ớt món ăn quen thuộc của người dân miền Tây Nam Bộ, cua đồng rang muối ớt với vị ngọt thanh của cua kết hợp cùng vị cay cay của muối ớt ăn kèm với chén muối tiêu chanh chua chua thì đúng là tuyệt vời. Món ăn còn có màu sắc vô cùng bắt mắt và cực kỳ kích thích vị giác.

Bún riêu cua

Bún riêu cua là món ăn quen thuộc và dân dã của nhiều người. Với sự kết hợp tuyệt vời giữa vị ngọt béo của cua đồng, vị thơm nồng của mắm tôm cùng với vị thơm mềm của đậu hũ và chả cua đồng tạo nên một món ăn ngon khó cưỡng và vô cùng hấp dẫn.

Canh bún

Gần giống với bún riêu với những nguyên liệu chế biến giống nhau nhưng canh bún vẫn mang một nét riêng biệt đặc trưng với sợi bún to hơn, rau muống cắt khúc,… được nêm thêm một ít nước me.

Canh bún với vị ngọt của cua đồng kết hợp với vị chua nhẹ của nước me khiến bạn khó lòng mà cưỡng lại.

Một số lưu ý khi sử dụng cua đồng

Mặc dù cua đồng chứa rất nhiều nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng cũng có những đối tượng không nên ăn cua đồng và nên lưu ý những điều sau:

Phụ nữ có thai chỉ nên ăn cua đồng sau khi thai nhi được 5 tháng tuổi vì khi đó thai nhi đủ lớn để tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ loại thực phẩm này.

Một số lưu ý khi sử dụng cua đồng
Một số lưu ý khi sử dụng cua đồng

Không nên ăn cua sống vì theo khuyến cáo của cơ quan y tế California (Mỹ) sử dụng cua sống hoặc cua chưa được nấu chín kỹ có thể bị bệnh sán lá phổi do ký sinh trùng Paragonimus sống bám trên cua gây ra.

Người bị bệnh gout không nên ăn cua đồng vì hàm lượng protein trong cua đồng rất cao sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.

Người mới ốm dậy nên hạn chế ăn cua đồng vì cua có tính hàn nên sẽ không tốt.

Cách chọn cua đồng tươi ngon

– Màu sắc: Cua có màu xám đục, mai cua thường có màu sáng hơn, bóng hơn.

– Cua tươi, khỏe: Cua tươi khỏe thường chạy rất nhanh, còn đủ chân, càng luôn chỉa lên trên khi bạn cố bắt. Mình cua mập, ấn tay vào yếm cua nổi bọt khí.

– Kiểm tra cua chắc thịt: Dùng tay bóp vào phần bên trong của chân cua, nếu thấy lõm là cua ít thịt, vị khai, không ngon.

– Bạn nên mua cua vào đầu và cuối tháng âm lịch, cua giữa tháng thường thay vỏ nên sẽ ốm, thịt sẽ bở không ngon.

– Nếu bạn muốn nấu canh bún nhiều gạch bạn nên chọn cua cái, nấu nhiều thịt thì chọn cua đực.

– Cảnh giác với các loại cua đồng có 6 hay 4 chân, lưng sao, chân có khoang nhỏ, bụng có lông, các loại cua này thường độc hại sức khỏe.

– Tránh mua cua đồng có màu xanh nhạt hay màu xanh xám, hai càng có kích thước bằng nhau. Càng xanh xám, đầu càng đỏ hoặc đỏ cam, nhiều gạch.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm thì bạn đã biết được Cua đồng kỵ gì? nhé!

Yoga Nguyệt Lâm
Hotline: 0395.524.909
Email: nguyetlam11062022@gmail.com
Website: Yoganguyetlam.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *