Như chúng ta đã biết, hải sản rất đa dạng và phong phú về thể loại như: các loại cá, các loại động vật thân mềm. các loại động vật có vỏ cứng, các loại động vật có vỏ giáp sáp,…Trong hải sản tuy giàu dinh dưỡng nhưng lại có khả năng gây ngộ độc cao, khi kết hợp với các sản phẩm gồm:
- Không vừa ăn hải sản vừa uống bia.
- Hải sản kỵ với thực phẩm có tính hàn cao.
- Hải sản kỵ với thực phẩm giàu vitamin C.
- Hải sản kỵ với nhân sâm.
Tuy nhiên để hiểu rõ hơn hải sản kỵ với gì? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm nhé!
Mục lục
Hải sản là gì?
Hải sản Hải sản, còn gọi là đồ biển, là tên gọi chỉ tất cả các sinh vật biển được chế biến thành món ăn như các loại cá biển, động vật giáp xác (cua và tôm), động vật thân mềm (mực, sò, hàu,…) và động vật da gai như nhím biển, động vật thủy sinh khác như sứa, thậm chí gồm cả rong biển và vi tảo.
Trong hải sản có hàm lượng protein cao, chứa các axít béo omega 3, nhiều canxi, kẽm rất tốt cho sức khỏe.
Hải sản kỵ với gì?
Không vừa ăn hải sản vừa uống bia
Trước tiên phải kể đến đó chính là bia. Bản thân bia và hải sản khi ăn và uống với lượng vừa phải rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Nhưng nếu bạn cùng lúc vừa ăn hải sản, vừa uống bia thì có khá nhiều vấn đề cần phải lo lắng đó.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng purine có trong hải sản có thể chuyển hóa thành axit uric trong quá trình trao đổi chất. Việc ăn hải sản và uống bia cùng lúc sẽ thúc đẩy quá trình hình thành axit này. Khi lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ lại tại các khớp xương, các mô mềm dễ dẫn tới ra bệnh gout, viêm xương khớp, mô mềm rất nguy hiểm. Thêm vào đó, bia chứa hàm lượng vitamin B1 cao.
Vitamin B1 trong bia nếu kết hợp với các khoáng chất, chất đạm từ hải sản có thể tạo ra chất kết tủa và tích tụ trong cơ thể con người. Tích tụ lâu ngày sẽ thành sỏi thận, đồng thời còn làm tăng áp lực cho hoạt động của gan, làm suy giảm chức năng của gan. Do đó, tốt nhất không nên uống bia khi ăn hải sản.
Xem thêm: yoga trị liệu mất ngủ
Hải sản kỵ với thực phẩm có tính hàn cao
Nếu bạn hỏi ngoài bia ra, hải sản kỵ gì nữa, câu trả lời chính là những thực phẩm có tính hàn cao. Bản thân hải sản đã có sẵn tính hàn trong đó. Nếu kết hợp cùng với thực phẩm cũng có tính hàn như rau muống, dưa hấu, lê, dưa chuột, các loại đồ uống lạnh có thể khiến người ăn bị lạnh bụng đầy hơi, khó tiêu cực kỳ khó chịu.
Hải sản kỵ với thực phẩm giàu vitamin C
Những món được chế biến từ tôm, cua, sò, ốc thường rất bổ dưỡng, tươi ngon và dễ ăn. Nhưng trong chúng lại chứa khá nhiều chất asen pentavenlent. Bản thân chất này không hề có hại cho cơ thể.
Nhưng nếu bạn ăn hải sản với các thực phẩm giàu vitamin C thì chúng lại có thể “gây khó dễ” cho cơ thể của bạn. Asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (hay còn gọi là thạch tín) một loại chất cực độc, có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Ngoài ra, trong trái cây có chứa các chất ngăn cản sự hấp thụ protein có trong hải sản. Thậm chí lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein và canxi có thể tạo thành canxi không tan, kích thích hệ tiêu hóa gây nên tình trạng buồn nôn, đau bụng.
Chính vì vậy, nếu trong bữa ăn có hải sản, hãy nói KHÔNG với các thực phẩm giàu vitamin C như bông cải xanh, ớt Đà Lạt, súp lơ, cam, đu đủ…
Hải sản kỵ với trà
Trà là loại thức uống được rất nhiều người ưa chuộng và thường nhâm nhi sau mỗi bữa ăn, đặc biệt là người trung và cao tuổi. Nhưng bạn có biết, trà và hải sản cực kỳ kỵ nhau. Bởi trong trà có chứa Axit tannic có thể kết hợp với canxi trong hải sản tạo thành canxi không hòa tan.
Nếu lượng canxi này đọng lại quá nhiều trong cơ thể có thể gây kích ứng hệ tiêu hoá của bạn, gây trạng thái đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng, buồn nôn, đễ hình thành nên sỏi thận. Thậm chí gây các bệnh về xương khớp. Do đó chuyên gia khuyến nghị, chỉ nên uống trà sau khi ăn hải sản tối thiểu 2 giờ đồng hồ trở lên.
Hải sản kỵ với nhân sâm
Là một trong số những thực phẩm kỵ nhau với hải sản bởi theo y học cổ truyền, hải sản đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau gây hại cho người dùng. Vì thế, khi đã dùng nhân sân thì bạn nên kiêng ăn tất cả các loại hải sản và củ cải (trắng, đỏ,…) vì chúng đều kỵ với nhân sâm
Các thành phần dinh dưỡng có trong hải sản
Hải sản cung cấp hàm lượng dinh dưỡng rất cao, giàu canxi, omega-3, protein cao, hàm lượng chất béo bão hòa thấp, cung cấp các dưỡng chất cần thiết như: chất sắt, vitamin B12 có nhiều trong nhiều loài cá đặc biệt là cá hồi, cá ngừ.
Các chất như Protid, lipid, vitamin P1, P2 có nhiều ở trong mực. Hoặc Chất kẽm: có nhiều trong sò, sao biển, trai, rong biển… Ví dụ như Tôm: tôm có giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu protein và khoáng chất như vitamin E, kali, kẽm, phốt pho, đồng, các vitamin… rất tốt cho thận, chữa nhứt đầu, ù tai, chán ăn khó tiêu đầy bụng.
Lợi ích khi ăn hải sản
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Mặc dù hải sản đã bổ dưỡng với lượng chất béo bão hòa thấp và giàu chất đạm, lợi ích về mặt sức khỏe lớn nhất của nó nằm ở nguồn axit béo omega-3. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng axit béo omega-3 mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe tim mạch.
Axit béo omega-3 có thể làm giảm đáng kể các nguy cơ các trường hợp về tim mạch xảy ra như rối loạn nhịp tim, đột quỵ và các cơn đau tim. Mặc dù có nhiều người thích dùng axit béo omega-3 ở dạng viên nang, các nhà khoa học vẫn ủng hộ việc tiêu thụ omeaga thực sự từ nguồn hải sản.
Tốt cho khớp xương của bạn
Việc ăn hải sản một cách thường xuyên sẽ giúp làm giảm các triệu chứng viêm khớp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng axit béo omega-3 sẽ làm dịu các khớp mềm và làm giảm độ cứng vào buổi sáng ở những người bị viêm khớp dạng thấp.
Trong hải sản giàu hàm lượng canxi, rất tốt cho việc đảm bảo sức khỏe của hệ xương. Trong thực tế, nếu bạn coi hải sản là một nguồn thực phẩm thường xuyên trong chế độ ăn uống của mình, nó sẽ giúp cơ thể bạn giảm nhẹ những vấn đề liên quan đến đau lưng, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm khớp. Bên cạnh đó, protein có trong cá còn có tác dụng giúp bạn củng cố cơ bắp sau những giờ luyện tập thể thao.
Xem ngay: Yoga trị liệu đau khớp gối
Duy trì thị lực
Một nghiên cứu vào năm 2014 cho thấy những người tiêu thụ axit béo omega-3 trong hải sản ít bị những chứng thoái hóa macular liên quan đến tuổi tác, một bệnh có thể dẫn đến việc mất đi thị lực. Cá và động vật có vỏ cũng có thể làm gia tăng thị lực của bạn vào ban đêm. Ăn cá giàu dầu thường xuyên có thể giúp cho đôi mắt sáng và khỏe mạnh.
Làm đẹp da
Ăn hải sản sẽ giúp giữ ẩm cho da. Việc ăn uống sẽ tác động nhiều hơn đến vẻ sáng đẹp của làn da hơn là những sản phẩm bạn đắp lên da. Các axit béo omega-3 có trong hải sản bảo vệ da khỏi tia UV từ ánh mặt trời và nhiều nghiên cứu gần đây tuy còn hạn chế nhưng cho thấy dầu cá có thể giúp làm giảm tỷ lệ lây lan của mụn trứng cá.
Dầu cá hoặc cá tươi rất giàu các omega 3 axit béo và protein. Protein tự nhiên sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa ở phụ nữ. Nó cũng thúc đẩy quá trình sản sinh ra collagen bên trong cơ thể. Như vậy axit béo Omega 3 trong hải sản giúp bạn duy trì một làn da rất tươi trẻ. Bổ sung thường xuyên những loại hải sản khác nhau vào chế độ ăn uống của mình, bạn sẽ duy trì được một làn da sáng và khỏe mạnh.
Tăng cường trí óc
Omega-3 có trong hải sản có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer. Một lượng DHA và EPA đủ dùng trong các axit béo omega-3 kích thích sự phát triển của trí não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nghiên cứu gần đây cho thấy việc tiêu thụ dài hạn axit béo omega-3 có thể làm gia tăng chức năng nhận thức ở phụ nữ lớn tuổi.
Hải sản được coi là loại thức ăn bổ não được nhiều người ưa thích. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng nếu người phụ nữ tiêu thụ hải sản trong thời kỳ mang thai, thai nhi của họ sẽ có cơ hội phát triển chỉ số thông minh cao hơn. Tuy nhiên, khi đã bổ sung hải sản, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.
Chống lại chứng trầm cảm
Các nhà khoa học nhận thấy lượng tiêu thụ axit béo omega-3 không chỉ làm giảm nguy cơ trầm cảm mà còn có khả năng điều trị chứng trầm cảm vô cùng tốt. Ăn hải sản nhiều hơn có thể giúp bạn có cái nhìn tốt hơn, tích cực hơn về cuộc sống.
Còn lưu ý nào cần nhớ khi ăn hải sản?
Ngoài những đồ ăn, đồ uống nên kiêng kỵ trước, trong và sau khi ăn hải sản mà chúng tôi đề cập ở trên, bạn cũng phải đặc biệt lưu tâm tới một số vấn đề sau khi thưởng thức loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này để đảm bảo an toàn nhé!
Hải sản khi chưa được nấu chín kỹ
Với hải sản, chúng ta có cực kỳ nhiều cách chế biến khác nhau. Trong đó ăn sống, làm gỏi được khá nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên bạn có biết, trong hải sản có chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, có thể gây ra các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, sốt, nhức đầu nếu vô tình ăn phải? Loài vi khuẩn nguy hiểm này có khả năng chịu nhiệt cao lên tới hơn 80 độ C.
Chính vì vậy, nếu bạn ăn hải sản chưa được chế biến chín kỹ sẽ vô tình đưa loài vi khuẩn có hại này vào trong cơ thể và nguy cơ bị ngộ độc rất cao. Do đó, khi chế biến hải sản, cần phải đun sôi nước tầm 4 – 5 phút để khử trùng sạch sẽ.
Trong thịt cua sống có chứa nang trùng có tên “lungfluke” hay còn gọi là đỉa phổi. Nếu không chế biến kỹ, khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn sống theo kiểu tái, gỏi sẽ rất dễ bị nhiễm lungfluke. Chúng sẽ ký sinh trong phổi, kích thích phá hoại các cơ quan trong phổi khiến bạn bị ho, khạc ra máu, thậm chí nặng hơn có thể xâm nhập lên não gây co giật, bại liệt hết sức nguy hiểm.
Nếu lungfluke xâm nhập các khí quan như mắt, thận, gan, tim, tủy sống… còn dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng hơnBởi vậy, hãy chắc chắn rằng cua phải được nấu thật chín, qua đun sôi tối thiểu 20 – 30 phút rồi mới ăn nhé!
Hải sản chế biến từ lâu
Hải sản là nhóm thực phẩm rất giàu đạm ( protein). Khi chết nếu chỉ bảo quản ở nhiệt độ thường, chúng rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, phát triển và ủ bệnh. Với một số loài hải sản như cá thu, cá ngừ, vi khuẩn có thể xâm nhập và biến thịt cá thành chất độc, có thể gây ngộ độc nếu ăn phải ( đỏ da, nóng bừng, trống ngực, đau đầu, khó thở…).
Do đó, hãy chắc chắn rằng hải sản bạn ăn đều tươi sống. Mọi thứ trong khâu chế biến đều phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên ăn hải sản đông lạnh bởi bạn chẳng thể nào biết được chúng được bảo quản ra sao, có đảm bảo hay không.
Không ăn cua, sò, tôm, ngao đã bị chết
Bạn có biết ăn hải sản kiêng gì không? Đó chính là kiêng ăn các loại hải sản có vỏ đã bị chết trước khi chế biến. Bởi vỏ động vật sau khi bị chết có khả năng nhiễm độc cao và xuống cấp protein cao gấp nhiều lần so với thịt ở trong. Thậm chí chúng còn có nguy cơ sản xuất độc tố nguy hiểm đe dọa sức khỏe con người.
Chẳng hạn như khi cua bị chết, các loại vi khuẩn phát triển mạnh trong cơ thể chúng, chuyển hóa histidine thành histamine khá nguy hiểm với sức khỏe con người. Cua chết càng lâu thì lượng histamine sinh ra càng nhiều, khả năng ngộ độc càng cao. Chính vì thế, hãy chọn những hải sản còn tươi sống để tránh nguy cơ nhiễm độc từ thức ăn.
Ăn hải sản nhiều có tốt hay không?
Ăn nhiều hải sản cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm độc thủy ngân, ảnh hưởng tiêu hóa và có thể nhiễm giun sán:
Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều cảnh báo về nguy cơ nhiễm độc thủy ngân có trong các loại hải sản. Hiện nay, hàm lượng thủy ngân trong các loại hải sản càng ngày càng cao vì thế nếu ăn nhiều hải sản dễ gây nhiễm thủy ngân quá mức an toàn có thể gây tổn hại đến sức khỏe của trẻ em và thai nhi.
Trong hải sản rất giàu Protein, vì thế nếu ăn quá nhiều hải sản, nhiều người có thể bị dị ứng, hoặc do cơ thể không tiêu hóa kịp dẫn đến nôn, trướng bụng, đau bụng, tiết tả…Bạn chỉ nên ăn một lượng vừa đủ hải sản để cơ thể sử dụng hàm lượng Protein tốt nhất cho cơ thể. Nếu ăn món hải sản mới thì chỉ nên ăn một ít trước để xem có bị dị ứng hay không.
Các ký sinh trùng như giun tròn, sán dây, sán lá gan… thường có nhiều trong hải sản sống. Vì vậy nếu ăn hải sản sống cần được sơ chế đúng cách hợp vệ sinh. Những người có hệ tiêu hóa kém nên chế biến hải sản kĩ lưỡng trước khi ăn.
Mong rằng qua bài viết trên đây của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm thì bạn đã biết được Hải sản kỵ với gì? nhé!