Rong biển kỵ với gì?

Rong biển kỵ với gì? Theo như tìm hiểu của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm thì rong biển giàu chất dinh dưỡng như canxi, sắt và một lượng nhỏ vitamin A, C, E và K,….trong rong biển có chứa các chất chống oxi hoá, tác dụng giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ bệnh tim, tuyến giáp, chống ung thư,….

Mặc dù có nhiều ưu điểm như vậy, song nếu chúng ta kết hợp rong biển với một số thực phẩm tối kỵ sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Vậy rong biển kỵ với các thực phẩm gồm:

  • Rong biển kỵ với trà. 
  • Rong biển kỵ với cam thảo. 
  • Rong biển kỵ với trái cây ngâm chua. 
  • Rong biển kỵ với hồng. 

Tuy nhiên, để hiểu Rong biển kỵ với gì? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm nhé!

Nguồn gốc và đặc điểm của rong biển

Nguồn gốc của rong biển

Rong biển là loại thực vật sống ở biển, thuộc nhóm tảo đa bào nhưng không có cùng tổ tiên với tảo nâu, tảo đỏ và tảo lục. Rong biển xuất hiện từ rất lâu và được con người sử dụng từ 10 nghìn năm trước.

Nguồn gốc của rong biển
Nguồn gốc của rong biển

Chẳng hạn, với nền văn hóa Trung Quốc cổ đại, rong biển là một trong nhưng đặc sản được phục vụ cho các bữa ăn của vua chúa và hoàng tộc. Rong biển không chỉ trở thành là món ăn đặc trưng của các khu vực nước châu Á mà còn phổ biến ở các khu vực khác như quần đảo Thái Bình Dương, các nước Nam Mỹ ven biển,….

Xem thêm: Ớt chuông kỵ gì?

Đặc điểm của rong biển

Rong biển còn được gọi là tảo bẹ, rong biển ăn được phân loại theo màu sắc. Các loại thường ăn nhất là màu đỏ, màu nâu đen cho đến màu xanh lá cây.

Loại rong này thích nghi cả hai môi trường: nước mặn và nước lợ, thường mọc trên các vách đá, rạn san hô, hoặc mọc dưới tầng nước sâu trong điều kiện ánh sáng mặt trời vẫn chiếu tới được để giúp rong biển có thể quang hợp. Rong biển đóng một vai trò quan trọng trong sinh vật biển và là nguồn thực phẩm chính cho nhiều loại sinh vật trong đại dương.

Hàm lượng dinh dưỡng trong rong biển

Rong biển rất giàu khoáng chất và các nguyên tố vi lượng. Giàu giá trị dinh dưỡng này cao hơn hầu hết các loại thực phẩm khác.

Hàm lượng dinh dưỡng trong rong biển
Hàm lượng dinh dưỡng trong rong biển

Hàm lượng dinh dưỡng của rong biển có thể thay đổi dựa trên nơi nó sinh trưởng. Cứ 100 gram rong biển sẽ có bao gồm các chất dinh dưỡng như sau:

  • Carbs: 10 gram
  • Protein: 2 gram
  • Chất béo: 1 gram
  • Sợi quang: 35% RDI
  • Magiê: 180% RDI
  • Vitamin K: 80% RDI
  • Mangan: 70% RDI
  • Iốt: 65% RDI
  • Natri: 70% RDI
  • Canxi: 60% RDI
  • Folate: 50% RDI
  • Kali: 45% RDI
  • Sắt: 20% RDI

Một lượng nhỏ các chất dinh dưỡng khác: axit béo omega-3 và omega-6, vitamin A, C, E, phốt pho, vitamin B và choline. Rong biển là một nguồn giàu chất chống oxy hóa. Nó cũng chứa một lượng lớn polysacarit sunfat (sPS), là những hợp chất thực vật có lợi được cho là góp phần mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Rong biển kỵ với gì?

Rong biển kỵ với trà

Trà là thức uống không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, rất nhiều người thích pha trà và uống sau bữa ăn.

Nhưng thực tế, trong lá trà lại có axit tannic, nên khi ăn rong biển xong uống trà sẽ khiến protein có trong thức ăn trở nên cứng hơn sẽ gây khó chịu về đường tiêu hóa. Không những vậy, trà xanh còn gây cản trở việc hấp thu chất sắt có trong thức ăn.

Rong biển kỵ với huyết heo và cam thảo

Rong biển ăn cùng cam thảo hay huyết heo sẽ sinh ra phản ứng ngược, làm mất các chất dinh dưỡng vốn có trong cả 2 loại thực phẩm này. Ngoài ra, nó cũng khiến cơ thể khó tiêu hoá, gây táo bón, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Rong biển kỵ với huyết heo và cam thảo
Rong biển kỵ với huyết heo và cam thảo

Rong biển kỵ với trái cây ngâm chua

Ăn rong biển với lượng nhiều trái cây ngâm chua trong một lần dễ gây kích thích tăng tiết axit dạ dày. Nó làm phát triển hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

Nó kích thích gây ra triệu chứng trào ngược dạ dày, về lâu về dài có thể gây viêm loét bao tử.

Rong biển kỵ với quả hồng

Theo như Đông Y cho biết thì rong biển và quả hồng đều là thực phẩm mang hàn tính. Chúng đều rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên lại không thể kết hợp được với nhau.

Còn xét về y học hiện đại Phương Tây thì trong quả hồng có chứa chất tanin, chất này được biết khi gặp protein có ở rong biển sẽ gây ra kết tủa, ngăn cản quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng. Điều này dẫn đến sự hình thành những hợp chất kết tinh khó tan, sinh cặn gây viên sỏi trong dạ dày và gây khó chịu cho hệ tiêu hoá.

Ngoài ra, các thực phẩm có tính kiềm như lòng đỏ trứng, phô mai, xúc xích, thịt bò, bánh mì,… tốt nhất cũng không nên chế biến cùng với rong biển.

Lợi ích sức khỏe của rong biển

Chống lại tác hại của các gốc tự do

Rong biển chứa đầy chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật có lợi, bao gồm carotenoid và flavonoid, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do.

Chống lại tác hại của các gốc tự do
Chống lại tác hại của các gốc tự do

Fucoxanthin là carotenoid chính được tìm thấy trong tảo nâu, chẳng hạn như wakame. Các nghiên cứu cho thấy rằng fucoxanthin có hoạt tính loại bỏ gốc tự do gấp 13,5 lần vitamin E, một chất chống oxy hóa thiết yếu.

Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa

Rong biển là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, một chất dinh dưỡng quan trọng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe hệ tiêu hóa. Rong biển cũng chứa polysaccharide đã được chứng minh là làm tăng sự phát triển của vi khuẩn tốt trong đường ruột, góp phần giúp đường ruột khỏe mạnh hơn.

Giảm lượng đường trong máu

Hoạt động chống đái tháo đường của rong biển đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu. Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy fucoxanthin có trong rong biển có thể hỗ trợ cải thiện lượng đường trong máu.

Hỗ trợ giảm cân

Rong biển có chứa một lượng chất xơ tốt giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn và từ đó giúp giảm cân. Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng sự hiện diện của fucoxanthin trong rong biển có thể giúp giảm lượng mỡ trong cơ thể.

Giảm nguy cơ bệnh tim

Một số nghiên cứu cho thấy rong biển có tác dụng giúp giảm mức cholesterol và bảo vệ chống lại bệnh tim.

Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy những con chuột được cho ăn một chế độ ăn giàu chất béo có cholesterol cao được  bổ sung bột rong biển đã dẫn đến giảm mức cholesterol toàn phần, mức cholesterol xấu LDL, tăng cholesterol tốt HDL và mức chất béo trung tính.

Hỗ trợ chức năng tuyến giáp

Rong biển là một nguồn cung cấp i-ốt tuyệt vời, một khoáng chất thiết yếu được tuyến giáp sử dụng để sản xuất hormone, có liên quan đến sản xuất năng lượng, sửa chữa các tế bào bị tổn thương, điều chỉnh chức năng cơ và sự trao đổi chất.

Hỗ trợ chức năng tuyến giáp
Hỗ trợ chức năng tuyến giáp

Sự thiếu hụt iốt sẽ gây ra các triệu chứng như thay đổi cân nặng, rụng tóc, mệt mỏi và sưng cổ.

Có khả năng kiểm soát ung thư

Các nghiên cứu đã chỉ ra hoạt tính chống ung thư của rong biển. Rong biển có chứa một hợp chất gọi là fucoidan, có tác dụng chống ung thư.

Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy rằng fucoidan ngăn chặn sự phát triển của khối u ác tính, một loại ung thư da.

Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Marine Drugs, Thụy sĩ đã báo cáo rằng rong biển có thể ngăn chặn sự phát triển của ung thư ruột kết và ung thư vú.

Xem thêm: Yoga trị liệu thoái hóa đốt sống cổ

Những ai không nên ăn rong biển

Người đang bị mụn nhọt

Rong biển tuy nhiều lợi ích nhưng không phải tất cả mọi người đều thích hợp để ăn. Đặc biệt đối với nhóm người đang bị mụn nhọt, tuy ăn rong biển cũng không quá nguy hại nhưng nó hoàn toàn có thể khiến nội tiết trong cơ thể bạn bị mất cân bằng, làm cho tình hình mụn nhọt tăng nặng thêm và khó điều trị.

Người đang mắc bệnh cường giáp

Nhóm người này cũng không thích hợp ăn rong biển. Do I-ốt trong thực phẩm này khá cao có thể làm bệnh tình của bạn nghiêm trọng hơn. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo tốt nhất người bị bệnh cường giáp nên tránh ăn rong biển.

Thai phụ, người đang cho con bú và trẻ nhỏ

Đối với phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ cũng cần lưu ý đến vấn đề sử dụng rong biển hợp lý. Theo khuyến cáo, trẻ nhỏ từ 1 – 8 tuổi chỉ nên tiêu thụ 0,09mg I-ốt mỗi ngày.

Thai phụ, người đang cho con bú và trẻ nhỏ
Thai phụ, người đang cho con bú và trẻ nhỏ

Tương tự, hàm lượng I-ốt được hấp thụ mỗi ngày ở phụ nữ mang thai và cho con bú dao động ở mức 0,22mg – 0,27mg. Mặt khác, theo nghiên cứu, cứ trong 100g rong biển, chứa 1-1,8mg I-ốt. Do đó, để đảm bảo sức khỏe không nên ăn quá nhiều cùng một lúc.

Ăn rong biển nhiều có tốt hay không

Rong biển là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có khả năng tăng sức đề kháng, DHA cho cơ thể và tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, rong biển có tính hàn, giải nhiệt nên không lạm dụng ăn quá nhiều.

Một số trường hợp sẽ bị lạnh bụng, thậm chí là tiêu chảy, nhất là đối với trẻ nhỏ, người có tiền sử dị ứng với rong biển và các loại hải sản khác.

Tuy nhiên, rong biển hay bất cứ loại thực phẩm nào cũng sẽ gây hại nhất định nếu lạm dụng ăn quá nhiều. Cần sử dụng hợp lý để rong biển có thể đem lại lợi ích cho sức khoẻ ở mức cao nhất.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm thì bạn đã biết được Rong biển kỵ với gì? nhé!

Yoga Nguyệt Lâm
Hotline: 0395.524.909
Email: nguyetlam11062022@gmail.com
Website: Yoganguyetlam.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *