Khoai lang kỵ gì? Trong khoai lang chứa nhiều chất chống ô xy hóa, chất xơ, vitamin và khoáng chất như sắt, canxi, magiê, phốt pho, kali và kẽm, khoai lang có thể giúp tăng cường miễn dịch một cách tự nhiên.
Tuy nhiên dưới đây sẽ là một số đại kỵ khi ăn chung với khoai lang sẽ gây nên tác dụng độc hại đối với sức khỏe con người gồm:
- Khoai lang ky với bắp – ngô.
- Khoai lang kỵ với bí đỏ.
- Khoai lang kỵ với cà chua.
- Khoai lang kỵ với chuối.
- Khoai lang kỵ với trứng.
- khoai lang kỵ với quả hồng.
Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn Khoai lang kỵ với gì? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm nhé!
Mục lục
Khoai lang kỵ gì?
Khoai lang ky với bắp – ngô
Bắp hay ngô được biết đến là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cao, trung bình cứ 100g ngô – bắp sẽ có thể chứa khoảng 70,6g carbohydrate, mang hàm lượng tốt cho sức khỏe với sự chất lượng, chất xơ, chất béo, magie và kali,.. Không chỉ thế ngô còn chứa hàm lượng vitamin cao gấp 5 đến 10 lần so lượng vitamin chứa trong gạo và lúa mì.
Nhưng bạn cũng cần nên nhớ để dạ dày chúng ta tiêu hóa hết các hàm lượng dinh dưỡng như vậy đòi hỏi lượng canxi tiết ra phải đủ nhiều và cũng cần thời gian để thực hiện các công đoạn cho quá trình này.
Vì vậy nếu chúng ta sử dụng ngô và khoai cùng lúc sẽ gây ra áp lực rất lớn cho dạ dày, khiến dạ dày phải hoạt động đến mức cao nhất để có thể tiêu hóa hết lượng thức ăn đó.
Xem thêm:Cá hồi kỵ gì?
Khoai lang kỵ với bí đỏ
Bí đỏ cũng là loại thức ăn lợi nhuận nhưng khi kết hợp với khoai lang lại gây ra tình trạng chướng khí, nôn khan, ợ khan, ợ chua khi ăn hai loại sản phẩm này với nhau. Và đặc biệt chúng ta nên nấu chín các loại thực phẩm nếu không muốn bị nặng hơn gây hại đến sức khoẻ.
Khoai lang kỵ với cà chua
Nếu bạn đã chọn ăn cà chua thì không nên ăn khoai lang, vì trong thành phần khoai lang có chứa đường khi thức ăn này tiêu thụ phải cần sự kích hoạt của dạ dày tiết kiệm ra nhiều axit dịch vị.
Mà cà chua lại là thực phẩm dễ dàng tạo kết tủa trong môi trường có chứa nhiều axit mạnh, từ đó các thức ăn sẽ tích tụ trong ruột và dạ dày gây nên tình trạng khó tiêu hóa và hấp thụ khiến đau bụng, tiêu chảy.
Khoai lang kỵ với chuối
Chuối cũng giống như cà chua không nên kết hợp cùng khoai lang, cả 2 đều thực phẩm tạo nên cảm giác bị tràn dịch ngược trở lại.
Tuy nhiên khi ăn quá nhiều chuối và khoai lang sẽ dẫn đến các tình trạng đầy bụng, khó tiêu, hấp thụ trong trường hợp này có thể gây ra độc mãn tính làm cho thức ăn trong ruột và dạ dày bị ức chế.
Khoai lang kỵ với trứng
Được biết trứng là thực phẩm giàu protein, ít chất béo rất thích hợp để các bạn sử dụng cho bữa sáng ăn nhẹ. Nhưng khi trứng kết hợp với khoai lang có thể gây nên hỗn hợp không phù hợp với từng đối tượng nữa. Ví dụ người có nhu động và hệ tiêu hóa tốt thì khi ăn cả hai sẽ không gây ra ảnh hưởng gì.
Ngược lại người vốn có thể trạng khó tiêu, dạ dày cần một lượng lớn thời gian để tiêu hoá hết hàm lượng protein có trong trứng. Cơ thể bạn nếu ăn quá nhiều khoai lang sẽ khiến việc tiêu hóa trở nên thành nặng nề và gây đau bụng.
Khoai lang kỵ với quả hồng
Đường chứa trong khoai lang khi vào cơ thể sẽ rất dễ dàng lên men trong dạ dày và khi ăn khoai lang sẽ gây hiện tượng tăng axit dạ dày.
Nếu bạn ăn cùng lúc khoai lang và quả hồng thì chúng sẽ gây ra hiện tượng cô đặc và kết thúc lượng axit trong dạ dày gây nên phản ứng hóa học của tannin hợp chất – pectin của quả hồng, nếu trường hợp này xảy ra có thể gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa hay viêm loét dạ dày.
Khoai lang là gì?
Khoai lang (danh pháp hai phần: Ipomoea batatas) là một loài cây nông nghiệp với các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, được gọi là củ khoai lang và nó là một nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng, được sử dụng trong vai trò của cả rau lẫn lương thực.
Các lá non và thân non cũng được sử dụng như một loại rau. Khoai lang có quan hệ họ hàng xa với khoai tây (Solanum tuberosum) có nguồn gốc Nam Mỹ và quan hệ họ hàng rất xa với khoai mỡ (một số loài trong chi Dioscorea) là các loài có nguồn gốc từ châu Phi và châu Á.
Khoai lang là loài cây thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, có các lá mọc so le hình tim hay xẻ thùy chân vịt, các hoa có tràng hợp và kích thước trung bình. Rễ củ ăn được có hình dáng thuôn dài và thon, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu từ đỏ, tím, nâu hay trắng. Lớp cùi thịt có màu từ trắng, vàng, cam hay tím.
Xem ngay: Yoga trị liệu xương khớp
Thành phần giá trị dinh dưỡng khoai lang
Khoai lang là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời về chất xơ, vitamin và chất khoáng. Thành phần dinh dưỡng của khoai lang trong 100 gam phần ăn được bao gồm:
- Năng lượng: 119 Kcal.
- Protein: 0.8 gam.
- Lipid: 0.2 gam.
- Glucid: 28.5 gam.
- Chất xơ: 1.3 gam.
- Vitamin: A, C, B…
- Chất khoáng: Kali, Mangan, Đồng, Niacin,..
Ngoài ra, khoai lang có màu cam và tím rất giàu chất chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do. Các gốc tự do là các phân tử không ổn định có thể làm phá hủy DNA và kích hoạt tình trạng viêm. Tổn thương gốc tự do có liên quan đến các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim và lão hóa. Do đó, sử dụng các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Tác dụng của khoai lang với sức khỏe
Ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin A
Trong khoai lang chứa lượng beta carotene cao nên khoai lang là một nguồn cung vitamin A tuyệt vời cho cơ thể. Sau khi ăn khoai lang, beta carotene có trong khoai sẽ được gan chuyển thành vitamin A, mỗi phân tử beta carotene tạo ra hai phân tử vitamin A.
Cơ thể chúng ta cần vitamin A để có thể chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau, tăng khả năng chống nhiễm trùng về sau, giúp hỗ trợ giảm các vấn đề về mắt như loét giác mạc, khô giác mạc và viêm kết mạc…
Khoai lang làm giảm căng thẳng
Khoai lang có lượng magie cao, một khoáng chất quan trọng để cơ thể hoạt động tốt. Ngoài ra, magie còn có một công dụng tuyệt vời là giúp giảm lo lắng và căng thẳng.
Người bị thiếu magie có liên quan mật thiết đến nguy cơ rơi vào căng thẳng, trầm cảm và lo lắng cao hơn. Do đó, việc ăn khoai lang có thể giúp bổ sung lượng magie, hỗ trợ điều trị trầm cảm và các hành vi liên quan đến lo lắng.
Giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường
Việc tiêu thụ khoai lang giúp giảm thiểu sự xuất hiện của tình trạng kháng insulin. Khoai lang có chỉ số đường huyết thấp. Điều này có nghĩa là chúng giải phóng đường vào máu rất chậm, so với các loại thực phẩm giàu tinh bột khác.
Sự giải phóng ổn định này giúp kiểm soát lượng đường trong máu của một người. Do đó, lợi ích của khoai lang là có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường).
Ngoài ra, trong loại củ này có magie và hàm lượng chất xơ cao rất quan trọng trong việc quản lý và phòng ngừa bệnh đái tháo đường.
Khoai lang giúp quản lý cân nặng
Khoai lang chứa ít calo nên hoàn toàn có thể sử dụng khoai lang trong các bữa ăn hàng ngày mà không lo bị tăng cân.
Khoai lang chứa một lượng chất xơ có thể lên men và hòa tan nên sẽ giúp cơ thể có được cơ chế tự duy trì và điều chỉnh cân nặng tự nhiên. Các chất xơ như pectin không chỉ đem lại hiệu quả trong việc giảm lượng thức ăn. Loại chất xơ này còn làm tăng hoạt động của các hormone trong cơ thể. Do đó, việc tiêu thụ khoai lang sẽ dẫn đến lượng chất xơ cao hơn, giúp giảm cân hiệu quả.
Thúc đẩy hoạt động chống viêm
Ăn khoai lang có tác dụng gì? Tác dụng của khoai lang không chỉ dừng lại ở hàm lượng vitamin tốt có đặc tính chống viêm tuyệt vời. Khoai lang còn có nồng độ choline cao.
Choline là một chất dinh dưỡng rất tuyệt vời. Một trong những lợi ích tốt nhất của choline là làm giảm phản ứng viêm của cơ thể nên dẫn đến tình trạng viêm ít hơn.
Ngoài ra, công dụng chống viêm của khoai lang còn đến từ hàm lượng anthocyanin dồi dào. Hoạt chất vô cùng quan trọng để ngăn ngừa và giảm viêm trong các tế bào ung thư ruột kết. Anthocyanin còn giúp giảm sự tăng sinh tế bào ở một số tế bào ung thư.
Do có chứa choline và anthocyanin mà khoai lang trở thành một thực phẩm thiết yếu trong việc giúp giảm và ngăn ngừa viêm.
Khoai lang giúp tăng cường trí nhớ
Một tác dụng của khoai lang mà ít người biết chính là cải thiện trí nhớ. Khoai lang chứa anthocyanin, một chất có tính chống oxy hóa mạnh. Do đó, công dụng của khoai lang có thể giúp bạn tăng cường trí nhớ hiệu quả.
Nghiên cứu trên động vật đã phát hiện chất anthocyanins trong khoai lang tím có thể bảo vệ não. Hoạt chất này giúp giảm viêm và ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do.
Bổ sung chiết xuất khoai lang giàu anthocyanin cũng được chứng minh là cải thiện khả năng học tập và trí nhớ.
Mặc dù vẫn cần thêm những nghiên cứu kiểm tra những tác động này ở người. Nhưng nhìn chung, chế độ ăn giàu trái cây, rau quả và chất chống oxy hóa có liên quan đến việc giảm 13% nguy cơ suy giảm tinh thần và sa sút trí tuệ.
Hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị ung thư
Ăn khoai lang có tốt không? Khoai lang tím đặc biệt hiệu quả trong việc chống ung thư. Các thành phần có trong khoai lang tím có thể ức chế sự phát triển của các bệnh ung thư cụ thể như ung thư dạ dày, ung thư vú và ung thư ruột kết.
Nồng độ anthocyanin cao trong khoai lang tím là lý do giải thích vì sao loại củ này có ích trong hoạt động chống ung thư trong ung thư vú và ung thư dạ dày.
Chiết xuất từ khoai lang có thể tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Các hoạt chất này cũng đảm bảo rằng ung thư không lan rộng hoặc phát triển đến bất kỳ bộ phận nào khác của tuyến tiền liệt.
Khoai lang giúp bảo vệ vết loét
Lợi ích khi ăn khoai lang chính là giảm tình trạng lở loét bao tử. Các vết loét xuất hiện khi các mô bị viêm bong ra và có thể gây đau đớn.
Chiết xuất từ khoai lang rất tốt cho việc bảo vệ các mô đường tiêu hóa khỏi những vết loét do việc dùng thuốc aspirin gây ra. Vì vậy, khoai lang có thể được sử dụng trong việc quản lý và điều trị loét đường tiêu hóa.
Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Khi quá trình oxy hóa diễn ra trong cơ thể có thể làm xuất hiện các biến chứng như xơ vữa động mạch, dẫn đến sự phát triển của nhiều bệnh tim mạch.
Các chất chiết xuất từ khoai lang chứa hàm lượng polyphenol cao, sẽ ngăn chặn quá trình oxy hóa, giúp làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch. Loại củ này cũng chứa các chất xơ hòa tan có liên quan mật thiết đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do đó, anthocyanin, chất xơ, polyphenol… có trong những củ khoai lang rất hữu ích trong việc chống lại các bệnh về tim mạch.
Khoai lang có tác dụng gì?
Loại củ này rất giàu vitamin A, C và E tốt cho tóc và d
Vitamin E có khả năng làm tăng sự phát triển và tăng mật độ tóc ở những người bị rụng tóc nhiều. Nguyên do là loại vitamin này có đặc tính chống oxy hóa có thể giúp giảm một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng rụng tóc là stress oxy hóa.
Vitamin C được sử dụng phổ biến trong điều trị các vấn đề về da liễu như điều trị tăng sắc tố và lão hóa da.
Vitamin C cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen, một loại protein cấu trúc quan trọng của da. Loại vitamin này cũng có đặc tính chống viêm nên giúp quản lý các vấn đề về da như mụn trứng cá và giúp vết thương nhanh lành.
Khoai lang chứa thuộc tính kháng khuẩn
Giá trị dinh dưỡng của khoai lang đa dạng với hàm lượng chất chống oxy hóa, vitamin và chất xơ dồi dào. Các chất chiết xuất từ những củ khoai này có chứa đặc tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn gây bệnh thương hàn và viêm phổi.
Hàm lượng chất xơ trong khoai lang có thể giúp làm giảm sự phát triển của vi khuẩn trong thực phẩm. Đây là lý do tại sao khoai lang được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị các loại nhiễm trùng và nhiều bệnh khác nhau.
Tác dụng của khoai lang hỗ trợ tiêu hóa
Nhiều người biến đến tác dụng của khoai lang là giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa và sức khỏe đường ruột do loại củ này có hàm lượng chất xơ cao. Việc tiêu thụ khoai lang có thể làm tăng lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể giúp quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường.
Loại củ này cũng rất hữu ích trong việc ngăn ngừa táo bón. Do đó, bạn hoàn toàn có thể thêm khoai lang vào thực đơn cho trẻ để con được hưởng lợi ích tuyệt vời này.
Tăng khả năng sinh sản
Nhờ lượng vitamin A cao mà khoai lang trở thành một trong những loại rau tốt nhất cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vì giúp tăng cường khả năng sinh sản. Đây có lẽ là một tác dụng của khoai lang mà ít người biết đến.
Vitamin A đóng vai trò chính trong việc cải thiện hiệu suất sinh sản và sự thiếu hụt loại vitamin này có thể dẫn đến vô sinh thứ phát ở phụ nữ. Ngoài ra, khoai lang còn có chứa sắt, một khoáng chất rất tốt trong việc thúc đẩy khả năng sinh sản.
Do đó, việc tăng lượng sắt và vitamin A từ khoai lang có thể giúp tránh nguy cơ vô sinh thứ cấp và giảm nguy cơ vô sinh liên quan đến vấn đề rụng trứng ở phụ nữ.
Khoai lang giúp điều hòa huyết áp
Vì rất giàu kali và magie nên việc tiêu thụ khoai lang có thể giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. Việc cơ thể được hấp thụ lượng kali cao hơn dẫn đến huyết áp thấp hơn. Điều này giúp giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề mạch vành hoặc đột quỵ.
Ngoài ra, magie là một khoáng chất có công dụng giảm huyết áp do đó giúp ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp hiệu quả.
Khoai lang giúp cải thiện thị lực
Vitamin A có trong khoai lang giúp cải thiện thị lực. Loại vitamin này không chỉ rất quan trọng trong sự hình thành các sắc tố khác nhau chịu trách nhiệm cho sự hấp thụ ánh sáng của mắt mà cũng duy trì cấu trúc thích hợp của võng mạc.
Tình trạng thiếu vitamin A sẽ dẫn đến thị lực kém và cũng có thể là nguyên nhân gây mù lòa. Ngoài ra, tình trạng này cũng liên quan đến các bệnh về mắt như loét giác mạc, khô giác mạc và viêm kết mạc.
Vitamin A, C và E có trong loại củ này rất tốt trong việc cải thiện thị lực tốt hơn và ngăn ngừa các vấn đề về mắt.
Những người không nên sử dụng khoai lang
Khoai lang được biết đến là loại thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng, nhưng với một số người mắc bệnh sau đây thì nên hạn chế, thậm trí là “ cấm kỵ” khi ăn món này
Cơ thể đang đói bụng
Khoai lang chứa nhiều đường nên nếu bạn ăn nhiều thì sẽ gây ra tình trạng tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột và ợ chua sinh ra các hơi trướng bụng khó chịu.
Bạn nên luộc chín khoai trước khi ăn hay cho ít rượu vào luộc chung để hủy đi các chất lên men làm như vậy có thể tránh các trường hợp như trên. Nếu lỡ không may bạn bị đầy bụng có thể sử dụng nước gừng để uống.
Người đang mắc các triệu chứng về thận
Người bị thận tuyệt đối không nên sử dụng khoai lang vì vốn dĩ khoai lang chứa các chất xơ, kali, vitamin A,… khi bạn bị thận yếu các chức năng lược bỏ đi kali sẽ dư thừa và bị hạn chế, gây ra tác hại nguy hiểm cho cơ thể như nhịp tim không ổn định, yếu tim,…
Cơ thể có hệ tiêu hóa không tốt
Những người có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.
Vậy nên có thể nói khoai lang cần hệ tiêu hóa phải hoạt động mạnh mới có thể tiêu hóa hết các thành phần của khoai lang bởi vậy bạn nên tìm hiểu kĩ các thực phẩm trước khi dùng, và đặc biệt phải hiểu cơ thể mình đang ở hiện trạng như thế nào nhé!
Người có bệnh về dạ dày
Nếu ăn khoai lang khi đói bụng rất dễ làm kích thích tiết axit dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày.
Đặc biệt, những người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, hoặc người có chức năng tiêu hóa yếu, dễ dẫn đến đau bụng, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nên tránh việc ăn khoai lang để không làm cho tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn.
Ăn khoai lang nhiều có tốt không?
Ăn khoai lang nhiều có tốt không? Hầu hết mọi người đều có thể ăn khoai lang mà không gặp phải vấn đề gì. Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là lượng oxalate cao trong khoai lang sẽ gây ra vấn đề ở những người có nguy cơ cao hình thành sỏi thận.
Mong rằng qua bài viết trên đây của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm thì bạn đã biết được Khoai lang kỵ với gì? nhé!