Các bài tập yoga trị liệu 6 bệnh lý cơ bản chi tiết gồm:
- Tư thế cái cây trong yoga trị liệu giúp linh hoạt kiên nhẫn.
- Tư thế chim bồ câu trong yoga trị liệu giúp giảm đau lưng.
- Tư thế ba chân trong yoga trị liệu giúp ngăn ngừa loãng xương.
- Tư thế con cá trong yoga giúp giảm căng thẳng lo lắng.
- Tư thế ngồi thiền ngắn trong yoga giúp cân bằng nội tiết.
- Tư thế rắn hổ mang trong yoga giúp điều hoà trao đổi chất.
Ngoài ra, để hiểu rõ hơn Các bài tập yoga trị liệu 6 bệnh lý cơ bản chi tiết. Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Yoga Nguyệt Lâm nhé!
Mục lục
Yoga trị liệu là gì?
Yoga đã xuất hiện cách đây hàng nghìn năm. Những khảo cổ tìm hiểu về nền văn hoá cổ đại đã phát hiện ra sự xuất hiện của phương pháp này đầu tiên tại Ấn Độ và một số quốc gia trên thế giới. Trước đây nó được giữ kín, hông công khai rỗng rãi trước công chúng và được các thiền sư truyền cho đệ tử thông qua hình thức truyền miệng.
Có một thời gian Yoga bị thế giới lãng quên do sự phát triển của đạo Phật. Sau đó các vị đại sự Yoga lại tiếp tục giữ gìn và phát triển nó qua nhiều đời. Yoga đã để lại cho nhân loại một khô tàng đồ sộ với tất cả hơn 8.400.000 tư thế khác nhau. Cảnh giới cao nhất mà các đại sự đã đạt được đó là cảnh giới tâm linh. Đối với những người tập luyện thì nó đem lại những giá trị to lớn về tinh thần và sức khoẻ.
Yoga trị liệu còn được biết đến với tên quốc tế là Yoga Therapy. Đây là hình thức Yoga giúp duy trì, cải thiện sức khoẻ và hỗ trợ điều trị các bệnh lý của cơ thể. Mặc dù xuất hiện đã lâu nhưng định nghĩa Yoga trị liệu này mới chỉ xuất hiện đầu tiên vào năm 1920 do một bậc thầy Yoga đưa ra.
Người này tin rằng chúng ta hoàn toàn có thể đo lường những thay đổi về thể chất và sinh lý khi tập yoga. Ý tưởng mới này đã thúc đẩy những nghiên cứu chuyên sâu ứng dụng Yoga trong điều trị bệnh. Thực tế nó đem lại những kết quả hết sức khả quan. Một số bệnh tật khi kết hợp điều trị Yoga giúp bệnh nhân cải thiện sức khoẻ nhanh chóng, phục hồi chức năng và nhanh trở lại cuộc sống bình thường.
Các bài tập yoga trị liệu 6 bệnh lý cơ bản chi tiết
Tư thế cái cây trong yoga trị liệu giúp linh hoạt kiên nhẫn
Cách thực hiện tư thế cái cây trong yoga
- Bắt đầu bằng tư thế đứng, hai chân chụm vào nhau, hai bàn tay đặt lên hông.
- Dồn trọng lượng cơ thể lên chân trái, chân phải gập cong lại, bàn chân phải đặt lên phần đùi trong của chân trái. Bạn có thể bắt đầu từ những điểm thấp hơn như mắt cá chân, và nâng cao dần lên nếu chưa quen tập.
- Lòng bàn tay úp vào nhau, đặt phía trước ngực ở tư thế cầu nguyện. Khi hít vào, mở rộng vòng tay qua vai, tách hai bàn tay ra và đối mặt với nhau.
- Giữ tư thế 30 giây đến 1 phút.
- Hạ thấp xuống và lặp lại ở phía đối diện.
Lợi ích của tư thế cái cây trong yoga
- Tư thế này chủ yếu tăng cường khả năng thăng bằng cho bạn, giúp bạn ổn định, linh hoạt và kiên nhẫn hơn, đồng thời tăng cường sự tập trung và kích hoạt các dây thần kinh, cải thiện sự cân bằng của cơ thể.
Tư thế chim bồ câu trong yoga trị liệu giúp giảm đau lưng
Cách thực hiện tư thế chim bồ câu trong yoga
- Ngồi xuống sàn, đầu gối đặt dưới hông, tay trước vai.
- Nhẹ nhàng trượt đầu gối phải về trước ngay dưới cổ tay phải. Trong khi bạn thực hiện, chú ý đặt cẳng chân phải dưới thân và ở phía trước đầu gối trái của bạn.
- Từ từ trượt chân trái về phía sau, Kéo căng đầu gối với phần đùi trong dưới sàn. Mông phải hạ xuống sàn. Gót chân phải ở phía trước hông trái.
- Bạn có thể xoay đầu gối phải về phía bên phải sao cho nó nằm ngoài đường thẳng hông.
- Mở rộng chân trái ra khỏi hông. Hít thật sâu, khi thở ra hãy uốn cong chân trái, đẩy thân mình căng ra trước càng nhiều càng tốt để đầu bạn dần dần chạm vào bàn chân.
- Nhấc cánh tay lên, từ từ gập khuỷu tay, dung tay bạn nắm lấy bàn chân và đưa về phía đầu.
- Giữ cho xương chậu thẳng đứng. Sau đó nâng vành dưới của sườn lên, đẩy ngực hướng lên trần nhà.
- Giữ tư thế tầm 30-60s. Sau đó thả tay xuống sàn và thư giãn đầu gối. Nhẹ nhàng đổi bên với chân trái hướng lên trước.
Chú ý: Hít thở đều theo từng nhịp.
Lợi ích của tư thế chim bồ câu trong yoga
- Ở động tác này giúp cơ thể chúng ta được kéo căng ở toàn bộ thân dưới cải thiện được tình trạng đau lưng, phần hông linh hoạt hơn, giảm khả năng bị chấn thương đồng thời giúp phần ngực và vai mở rộng tốt hơn.
Tư thế ba chân trong yoga trị liệu giúp ngăn ngừa loãng xương
Cách thực hiện tư thế ba chân trong yoga
- Quỳ trên cả hai chân và hai tay, đầu gối mở rộng bằng hông. Hai tay mở rộng bằng vai, các ngón tay xòe rộng.
- Dùng lực cánh tay, từ từ đẩy người lên cao, hai chân duỗi thẳng.
- Dịch chuyển hai tay lên phía trước, lùi chân về phía sau để kéo dài thân người. Ép chặt bắp đùi khi di chuyển.
- Giữ tư thế này từ 1 đến 3 phút, chú ý vào hơi thở.
- Sau đó từ từ gập đầu gối lại và trở về tư thế Đứa Trẻ.
Lợi ích của tư thế ba chân trong yoga
- Ngăn ngừa các triệu chứng loãng xương, cải thiện vấn đề tiêu hóa.
- Điều trị huyết áp cao, hen suyễn, đau thần kinh tọa và viêm xoang.
Tư thế con cá trong yoga giúp giảm căng thẳng lo lắng
Cách thực hiện tư thế con cá trong yoga
- Nằm xuống sàn, hai chân đặt cạnh nhau, 2 tay để thoải mái thẳng theo thân
- Hướng lòng bàn tay vào hông và dần dần úp tay xuống sàn. Dần dần đưa khuỷu tay gần về phía eo.
- Đan chéo 2 chân vào nhau, đùi và đầu gối trên sàn
- Thở ra, nâng ngực lên,đầu nâng nhẹ, đỉnh đầu chạm sàn
- Hãy đảm bảo rằng toàn bộ trọng lượng cơ thể bạn dồn lên 2 khuỷu tay chứ ko phải lên đầu. Khi ngực bạn nâng lên, một chút áp lực sẽ dồn lên vai.
- Giữ tư thế cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái. Thở nhẹ nhàng
- Thở ra và thả lỏng cơ thể. Nâng đầu bạn lên trước, sau đó hạ ngực xuống sàn. Mở chân và thư giãn.
Lợi ích của tư thế con cá trong yoga
- Ở tư thế này hỗ trợ cho bạn giảm được mọi sự căng thẳng, lo lắng, giận hờn và kiểm soát được những cơn stress tác động đến tim.
Tư thế ngồi thiền ngắn trong yoga giúp cân bằng nội tiết
Cách thực hiện tư thế ngồi thiền trong yoga
- Ngồi trên sàn với tư thế thoải mái nhất, có thể bắt chéo chân hay thẳng trước mặt.
- Đặt 2 tay lên đầu gối, lưng thẳng, từ từ nhắm mắt lại và hít thở sâu.
Lợi ích của tư thế ngồi thiền trong yoga
- Sự thư giãn trong tâm trí giúp cơ thể cân bằng hệ nội tiết và thần kinh, đồng thời kích thích và kiểm soát các bộ phận của não bộ điều khiển giấc ngủ.
Tư thế rắn hổ mang trong yoga giúp điều hoà trao đổi chất
Cách thực hiện tư thế rắn hổ mang trong yoga
- Nằm sấp xuống sàn, hai tay xuôi theo người, hai chân khép lại.
- Từ từ di chuyển tay lên phía trên ngang vai, chống lòng bàn tay xuống sàn.
- Từ từ nâng người lên bằng tay, hít vào và nâng đầu lên cao. Tay bạn sẽ co theo khuỷu tay.
- Cổ hơi ngửa về phía sau sao cho thành tư thế giống rắn hổ mang. Mở rộng vai.
- Siết cơ bụng, đùi, hai chân chạm sàn.
- Giữ tư thế trong vòng 15 – 30 giây với hơi thở bình thường. Sau đó từ từ tăng dần thời gian lên 2 phút.
- Thả lỏng cơ thể, về tư thế nằm sấp, hai tay đặt cạnh đầu. Hít thở đều.
Lợi ích của tư thế rắn hổ mang trong yoga
- Đây là bài tập hiệu quả tốt nhất đối với các bệnh nhân đau lưng. Với tư thế uốn cong lưng giúp bạn điều hòa sự trao đổi chất, kích thích tiêu hóa đồng thời đem sống của bạn về đem lại cảm giác thoải mái , thư giãn cột sống.
Nguyên tắc điều trị của Yoga trị liệu
Yoga được biết đến là phương pháp dưỡng sinh giúp duy trì và nâng cao sức khỏe. Mãi đến thời gian gần đây người ta mới phát hiện ra công dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó. Và điều này đã được công nhận cũng như kiểm chứng bằng các nghiên cứu khoa học.
Bởi vậy, đây hoàn toàn có thể được xếp vào một trong những phương pháp chữa bệnh hiệu quả. Nguyên tắc điều trị bệnh của nó là:
Sự cá thể hóa trong điều trị
Nếu như điều trị bệnh vào thuốc dựa vào các cơ chế tác dụng chung cho các triệu chứng của mọi người bệnh khi mắc cùng một bệnh thì Yoga trị liệu sẽ tập trung vào cụ thể từng cá nhân. Bởi vậy mà tác dụng điều trị càng cao hơn giúp cải thiện các triệu chứng và phục hồi những tổn thương.
Yoga thông thường chỉ là phương pháp dưỡng sinh, tác động lên toàn bộ cơ thể thì phương pháp yoga này sẽ gồm hệ thống các bài tập chỉ nhắm vào một mục tiêu, cơ quan bị bệnh để chữa lành nó.
Tiếp cận điều trị ở các phương diện khác nhau
Yoga trị liệu có ưu điểm giúp có tác dụng trên cả phương diện phòng và chữa bệnh, phục hồi chức năng của các cơ quan tổn thương. Sự phục hồi này không vào về mặt thể chất mà còn cả tinh thần.
Khi cơ thể có được sự vận hành tốt nhất của các cơ quan thì cơ chế miễn dịch và phòng bệnh cũng tự hoạt hóa một cách tối ưu. Để hiện thực hóa các công dụng của phương pháp Yoga này đòi hỏi bạn phải có sự tìm hiểu chuyên sâu về cơ thể, bệnh lý, và cả các kỹ thuật Yoga.
Triết lý Yoga điều trị
Ngay từ khi mới xuất hiện Yoga đã xây dựng được một vị thế vững chắc. Trên thế giới có đến hàng triệu người theo học và tập luyện một cách thường xuyên. Yoga cho rằng con người là sự kết hợp của hai yếu tố cơ bản gồm tâm hồn và thể xác.
Một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sức sống thì cần có sự cân đối và hài hòa. Và các bài tập của Yoga cũng được xây dựng dựa trên nguyên tắc đó. Bởi vậy mà với các tư thế vật lý và bài tập thở pranayama hay chỉ đơn giản là ngoài thiền tĩnh tâm trí cũng đem đến những tác dụng chữa lành bệnh một cách toàn diện.
Lợi ích của Yoga trị liệu
Yoga và đặc biệt là Yoga trị liệu đem lại những lợi ích thiết thực nhất cho sức khoẻ con người:
Nâng cao sức khoẻ tổng thể
Hầu hết các bài tập Yoga đêu đem đến đa lợi ích cho sức khoẻ người tập. Bởi vậy Yoga trị liệu cũng không ngoại lệ. Kể cả khi bạn có bệnh hoặc không mắc bệnh thì việc tập luyện thường xuyên sẽ giúp khí huyết cơ thể bạn được lưu thông một cách thuận lợi, hệ tiêu hoá khoẻ, tim mạch hoạt động tốt và chức năng của nhiêu cơ quan khác cũng được nâng cao.
Không những vậy việc tập Yoga trị liệu đúng cách là bạn còn phải biết kết hợp nhuần nhuyễn với các bài tập thở. Điều này giúp cơ thể tăng cường trao đổi oxy với môi trường bên ngoài, thải ra khí CO2 thanh lọc cơ thể. Từ đó hệ hô hấp cũng như hai lá phổi hoạt động tốt hơn. Ngoài ra Yoga còn rất tốt đối với sinh lý và sinh sản con người, nhất là nữ giới. Vậy nên mới nói Yoga trị liệu góp phần nâng cao sức khoẻ tổng thể.
Phòng chống bệnh tật
Tập Yoga giúp bạn có được cơ thể khoẻ mạnh thông qua các tư thế. Khí huyết lưu thông, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý. Yoga còn có cả bài tập thở và thiền đinh. Khi luyện tập người tập sẽ có những nhận thức rõ ràng hơn về cơ thể cũng như cuộc sống xung quanh.
Từ đó giúp giải toả những căng thẳng, thư giãn trí óc. Những người thường xuyên thấy mệt mỏi, stress, áp lực… sẽ sinh ra các hormon có hại cho cơ thể. Khi bạn biết cách điều hoà tâm lý và cảm xúc thì bệnh tật càng không có nguy cơ xuất hiện.
Giảm nhức mỏi xương khớp
Một trong số những tác dụng mà mọi người yêu thích nhất ở bộ môn này đó là giảm đau mỏi xương khớp. Các bài tập Yoga thiên về sự dẻo dai, mềm mại giúp cho các khớp xương vận động một cách linh hoạt, trơn tru mà không gặp phải bất cứ sự trắc trở nào.
Hình thức luyện tập này cũng là cách bạn đem tuần hoàn đến nuôi dưỡng các khớp xương để nó phục hồi và hoạt động tốt hơn. Không những vậy khi tập luyện bạn sẽ phát hiện ra sự phá bỏ những giới hạn trước đó mà mình không nghĩ sẽ thực hiện được các động tác này.
Tăng sự bền bỉ
Yoga trị liệu không coi trong số lượng mà chỉ coi trọng chất lượng. Bạn không cần phải thực hiện quá nhiều động tác, quan trọng là bạn có thể giữ được một động tác nhất định trong bao lâu. Điều này giúp rèn luyện tính kiên trì và bền bỉ của con người.
Cùng với đó cũng là sự rèn luyện cho các cơ bắp, làm tăng sức bền cũng như sự dẻo dai của chúng. Với những người mới tập thì có thể nhận thấy rõ ràng điều này chỉ sau một thời gian ngắn tập luyện.
Giúp tinh thần sảng khoải, thoải mái
Người tập Yoga đòi hỏi phải có sự tập trung, cách thực hiện động tác thì mềm mại, nhẹ nhàng và chậm rãi. Bởi vậy tinh thần người tập cũng có sự thả lỏng và thoải mái hơn rất nhiều.
Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng tập Yoga đem lại tác dụng trị liệu rất tốt đối với người bị trầm cảm. Bởi nó giúp con người ta hạn chế được những suy nghĩ tiêu cực trong đầu, sắp xếp lại mọi thứ hỗn loạn, thư giãn thần kinh và giảm căng thẳng rất tốt.
Mong rằng qua bài viết trên đây của Yoga Nguyệt Lâm thì bạn đã biết được Các bài tập yoga trị liệu 6 bệnh lý cơ bản nhé!