Rau chân vịt kỵ gì? Rau chân vịt kỵ với những thực phẩm gồm:
- Rau chân vịt kỵ với gan đông vật.
- Rau chân vịt kỵ với tôm.
- Rau chân vịt kỵ với đậu phụ.
- Rau chân vịt kỵ với đậu phụ.
- Rau chân vịt kỵ với dưa chuột.
- Rau chân vịt kỵ với hạch đào.
- Rau chân vịt kỵ với pho mát.
- Rau chân vịt kỵ với giấm.
- Rau chân vịt kỵ với khoai lang.
Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn Rau chân vịt kỵ gì? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm nhé!
Mục lục
Rau chân vịt là gì?
Rau chân vịt hay còn gọi cải bó xôi, rau bina, là một loại cây thân thảo, họ dền, có nguồn gốc từ khu vực Trung Đông của Trung Quốc. Loại rau này có hình trứng đầu nhọn, mặt lá xuất hiện 3 đường gân trông giống như chân vịt, mép lá có hình răng cưa thưa.
Cũng giống như các loại rau ăn lá khác, rau chân vịt cũng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin, chất xơ và một số khoáng chất phong phú nên thường được dùng để chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe.
Ngày nay, rau chân vịt được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á và Tây Nam Á. Tại Việt Nam, loại rau này được trồng nhiều nhất ở Đà Lạt và một số tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Hà Nam, Hà Nội,…
Xem thêm: Rau mồng tơi kỵ gì?
Rau chân vịt kỵ gì?
Rau chân vịt kỵ với gan đông vật
Các loại gan động vật, lòng đỏ trứng gà, đậu nành chứa khá nhiều sắt. Vì vậy, không nên kết hợp nhóm thực phẩm này cùng các loại rau chứa nhiều cellulose (như rau cần, cà rốt, khoai) hay acid oxalic (rau chân vịt). Vì cellulose và acid oxalic xung khắc với sắt, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt trong thức ăn của cơ thể.
Rau chân vịt kỵ với tôm
Như chúng ta đã biết, cải bó xôi là một loại rau có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng chứa chất axit Phytic. Còn trong tôm có chứa nhiều canxi, khi kết hợp 2 loại thực phẩm này sẽ tạo thành muối biển. Khiến cho cơ thể không thể hấp thụ canxi, đào thải các chất ra khỏi cơ thể.
Rau chân vịt kỵ với đậu phụ
Theo các chuyên gia, cải bó xôi và đậu đều là hai loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nhưng khi ăn đậu phụ cùng rau chân vịt, chất oxalic acid trong rau chân vịt tác dụng với magnesium chloride, calcium sulfate trong đậu sẽ ảnh hưởng tới việc hấp thụ canxi của cơ thể, hơn nữa lại tạo nên kết tủa làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể mà còn dễ bị kết sỏi.
Rau chân vịt kỵ với dưa chuột
Trong dưa chuột có chứa chất xúc tác (chất phân giải) của vitamin C, do vậy khi ăn dưa chuột với rau chân vịt, chất xúc tác đó làm mất đi công dụng của vitamin c có trong rau chân vịt.
Rau chân vịt kỵ với hạch đào
Hạch đào: Không nên ăn hạch đào với rau chân vịt bởi như vậy sẽ khiến cơ thể không thể hấp thụ được chất canxi và sắt, từ đó những chất này sẽ hình thành sỏi trong cơ thể con người.
Rau chân vịt kỵ với pho mát
Khi ăn pho mát với rau chân vịt, chất oxalic acid tác dụng với canxi có trong pho mát hình thành chất calcium oxalate, cản trở quá trình hấp thụ kẽm của cơ thể khiến cho lượng kẽm ngưng tụ chuyển hóa sang dạng sỏi ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của cơ thể.
Rau chân vịt kỵ với giấm
Oxalic acid trong rau chân vịt kết hợp với các acid hữu cơ trong giấm gây cản trở việc hấp thụ canxi của cơ thể, thậm chí còn có hại cho răng.
Rau chân vịt kỵ với khoai lang
Khoai lang và cải bó xôi đều là các thực phẩm có chứa nhiều nhiều axit phytic. Axit liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Sự xuất hiện của canxi làm cơ thể không thể hấp thụ, bị đào thải các muối mới dưới hình thức chất thải.
Do đó, khi nấu cải bó xôi thì không nên cho các loại hải sản hay khoai lang, rau bí đỏ. Tránh những phản ứng phụ trong quá trình sử dụng loại rau này.
Rau chân vịt kỵ với sữa đậu nành
Vitamin có trong cải bó xôi sẽ cản trở sự giải phóng nguyên tố đồng vi lượng có trong đậu nành, làm tiêu hao dinh dưỡng của thực phẩm.
Tuy nhiên, ngoài chứa sắt vi lượng, cải bó xôi còn chứa một lượng lớn axit oxalic; còn đậu hũ chủ yếu chứa đạm, chất béo và canxi. Kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ làm giảm lượng canxi có trong thức ăn.
Sự kết hợp này vừa khiến thức ăn không thể phát huy hiệu quả dinh dưỡng, vừa gây ra những tác dụng phụ không tốt cho cơ thể. Vì vậy, không nên dùng chung hai loại thực phẩm này với nhau.
Xem ngay: Cà rốt kỵ gì?
Rau chân vịt kỵ với sữa đậu nành
Lươn là tính vị ngọt đại ôn, cơ thể bổ trung ích khí, trừ khí lạnh trong bụng; mà cải bó xôi tính ngọt lạnh không trơn, hạ khí nhuần táo. Tính vị hai thứ không như nhau, mà Lươn có nhiều mỡ, cải bó xôi lạnh trơn, ăn chung dễ gây tiêu chảy.
Thành phần dinh dưỡng của rau chân vịt
Theo nghiên cứu, trong 100g rau chân vịt có:
Natri | 500 mg |
Canxi | 49mg |
Photpho | 37 mg |
Magnesi | 37 mg |
lưu huỳnh | 29 mg |
Mangan | 0,5mg |
Kẽm | 0,45mg |
Sắt | 2-5mg |
Đồng | 0,13mg |
Ngoài ra, còn có hàm lượng vitamin A, C, E, vitamin K và canxi cao, và còn có iot, arsen, niken…
Thế nên, rau chân vịt còn được gọi là siêu thực phẩm với nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe con người.
Rau chân vịt và những điều cần lưu ý khi sử dụng
Trong rau chân vịt có hàm lượng canxi và kẽm cao chính vì vậy không được dùng chung loại rau này với hải sản sẽ làm giảm khả năng hấp thụ các chất này của cơ thể.
Cũng vì trong rau chân vịt có hàm lượng canxi và kẽm cao nên những người bị sỏi thận thường được khuyến cáo là không nên dùng quá nhiều.
Mong rằng qua bài viết trên đây của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm thì bạn đã biết được Rau chân vịt kỵ gì? nhé!