Rong nho kỵ với gì? 8 Công dụng của rong nho

Rong nho là một thực phẩm thiên nhiên giàu dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ các khoáng chất và lượng iot cần thiết cho cơ thể. Sản phẩm mang đến rất nhiều lợi ích với sức khỏe cho người sử dụng.

Nhưng để sử dụng được hiệu quả và an toàn thì chúng ta cần phải biết rong nho kỵ với loại thực phẩm nào?. Theo như tìm hiểu của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm thì rong nho kỵ với các loại thực phẩm như:

  • Rong nho kỵ với quả hồng.
  • Rong nho kỵ với trà xanh (chè xanh).
  • Rong nho kỵ với các loại rau cải muối, trái cây ngâm chua.

Tuy nhiên, để hiểu Rong nho kỵ với gì? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm nhé!

Rong nho là gì ?

Khái niệm rong nho

Tên tiếng Việt: Rong nho.

Tên gọi khác: Trứng cá muối xanh, nho biển, côn bố.

Tên khoa học: Caulerpa lentillifera J. Agardh. Họ Caulerpaceae.

Rong nho là một loại tảo đa bào, có hình dáng giống trứng cá nhưng có màu xanh, mọc thành chùm trong nước biển như chùm nho.

Xem thêm: Nấm hương kỵ với gì?

Đặc điểm của cây rong nho

Cấu tạo rong nho bao gồm phần thân và nhánh gắn vào đá, cát hay nền đáy khác bằng các sợi rễ nhỏ màu trắng. Từ thân, nhánh mọc ra các lá có hình tròn, đường kính 2mm. Bên trong lá chứa đầy chất dịch, dạng gel.

Nhiệt độ thích hợp để rong nho phát triển là 22°C – 28°C, dưới 22°C rong nho có thể ngừng phát triển.

Đặc điểm của cây rong nho
Đặc điểm của cây rong nho

Độ mặn: 30‰ trở lên, pH: 7,5 – 8 và tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

Rong nho tăng trưởng khá nhanh, sau 25 – 30 ngày là có thể thu hoạch. Kích thước thương phẩm từ 5cm trở lên

Phân bố của rong nho

Trong tự nhiên, rong nho phân bố ở vùng Đông và Đông Nam Á, các vùng biển ấm Thái Bình Dương như: Philippines, Micronesia, Java, Bikini, Nhật Bản… những vùng vịnh kín sóng, nước biển trong và có độ mặn cao.

Rong nho còn được tìm thấy ở đảo Phú Quý ( Phan Thiết), Việt Nam. Nhưng kích thước chỉ bằng 1/4 – 1/3 so với kích thước rong nho ở Nhật Bản.

Hiện ở Việt Nam đã trồng thành công loại rong nho có giống từ Nhật Bản tại Đông Hà, Hải Ninh, Hòn Khói, tỉnh Khánh Hòa.

Thành phần hóa học 

Thành phần dinh dưỡng chính: Protein (7,4%), Lipid (1,2%).

Chứa khoảng 20 amino acid trong đó có 10 amino acid cần thiết cho con người như Lysine, Tryptophan, Valine, Histidine, Isoleucine, Methionine,…

Các khoáng đa lượng: Calci (2,1%), Magnesi (1,2 %), Kali, Natri, Phosphor…

Thành phần hóa học 
Thành phần hóa học

Các khoáng vi lượng: Iod, Sắt, Kẽm, Đồng, Mangan, Coban…

Các Vitamin A, B, C…

Ngoài ra, loại rong này còn chứa các chất chống oxy hóa bao gồm Flavonoid, Caulerpin, Caulerpenyne, Siphonaxanthin.

Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy thành phần dinh dưỡng của rong biển nói chung và rong nho nói riêng biến động rất lớn và bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường sống, giai đoạn phát triển, điều kiện nuôi trồng khác nhau sẽ có thành phần dinh dưỡng khác nhau

Rong nho kỵ với gì?

Rong nho kỵ với quả hồng

Theo như Đông Y cho biết thì rong nho và quả hồng đều là thực phẩm mang hàn tính. Chúng đều rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên lại không thể kết hợp được với nhau.

Còn xét về y học hiện đại Phương Tây thì trong quả hồng có chứa chất tanin, chất này được biết khi gặp protein có ở rong nho sẽ gây ra kết tủa. Điều này dẫn đến sự hình thành không đáng có của những viên sỏi trong dạ dày.

Rong nho kỵ với trà xanh (chè xanh)

Trà xanh tốt cho sức khỏe và tim mạch nhưng sử dụng sai cách gây ảnh hưởng đến cơ thể rất nhiều. Rong nho chứa các axit béo không bão hòa AA, LA, DHA, EPA và ALA. Tác dụng giúp giảm cholesterol, tăng tính co giãn của mạch máu.

Rong nho kỵ với trà xanh (chè xanh)
Rong nho kỵ với trà xanh (chè xanh)

Trong lá trà lại có axit tannic, nên khi ăn rong nho xong uống trà sẽ khiến protein có trong thức ăn trở nên cứng hơn. Không những vậy, trà xanh còn gây cản trở việc hấp thu chất sắt có trong thức ăn.

Rong nho kỵ với các loại rau cải muối, trái cây ngâm chua

Ăn rong nho với lượng nhiều dưa muối trong một lần dễ gây kích thích tăng tiết axit dạ dày. Nó làm phát triển hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

Nó kích thích gây ra triệu chứng trào ngược dạ dày, về lâu về dài có thể gây viêm loét bao tử.

8 Công dụng của rong nho

Rong nho có chứa nhiều thành phần rất tốt cho sức khỏe và có thể giúp bạn phòng tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Giúp xương chắc khỏe

Rong nho có tác dụng gì? Nho biển rất giàu protein, canxi và axit béo không bão hòa đa có trong nhóm omega 3 (DHA, EPA, ALA). Những chất này có tác dụng kháng viêm, tăng độ nhờn của khớp và làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp.

Do đó, sử dụng loại rong này thường xuyên sẽ giúp bạn có một khung xương dẻo dai, chắc khỏe, giảm nguy cơ bị loãng xương.

Xem ngay: Yoga trị liệu bệnh đau cổ vai gáy

Tăng cường thị lực

Rong nho giàu chất sắt và vitamin A. Vì vậy, nó có tác dụng tăng cường chức năng của hệ thần kinh thị giác, cải thiện thị lực. Ngoài ra, tác dụng tuyệt vời khác của rong nho chính là hỗ trợ phòng chống các bệnh về mắt như quáng gà, khô mắt…

Giảm nguy cơ tiểu đường

Ăn rong nho có tác dụng gì? Rong nho chứa nhiều vitamin C, giúp phòng chống và cải thiện các triệu chứng bệnh tiểu đường hiệu quả. Cụ thể, loại thực phẩm này giúp cơ thể kiểm soát lượng đường và hoạt động của các gốc tự do.

Giảm nguy cơ tiểu đường
Giảm nguy cơ tiểu đường

Ngoài ra, thực phẩm này còn giảm sự tích tụ sorbitol nội bào và ức chế sự gắn kết của glucose với protein. Sự tích tụ sorbitol và sự glycosyl hóa có liên quan rất nhiều đến các biến chứng của tiểu đường. Đặc biệt là các biến chứng về mắt và thần kinh.

Rong nho có hàm lượng phytochemical, đặc biệt là các axit béo không no mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của người có nguy cơ tiểu đường. Một nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh tác động tích cực của chiết xuất nho biển đối với mức đường huyết, cholesterol toàn phần của cơ thể.

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Ăn rong nho nhiều có tốt không? Rong nho chứa các axit béo không bão hòa AA, LA, DHA, EPA và ALA giúp giảm cholesterol, tăng tính co giãn của mạch máu.

Các axit trong rong còn có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa, duy trì cấu trúc collagen của động mạch. Qua đó giúp ngăn ngừa các căn bệnh như đột quỵ, xơ vữa động mạch hay nhồi máu cơ tim.

Làm đẹp da

Một tác dụng của rong nho mà nhiều phụ nữ vô cùng yêu thích đó chính là tác động tích cực đến làn da và làm chậm quá trình lão hóa. Chất béo có trong nho biển sẽ giúp bảo vệ màng tế bào, cải thiện tính đàn hồi của thành mạch máu, qua đó giảm các triệu chứng khô da.

Loại rong này cũng thúc đẩy sản xuất collagen và chất chống oxy hóa, hai chất được coi là “mỹ phẩm tự nhiên”. Nhờ vậy thêm rong nho vào chế độ ăn uống lành mạnh giúp cải thiện da, tóc và làm chậm quá trình lão hóa.

Hạn chế táo bón

Rong nho biển chứa lượng calo và đường rất thấp, cho phép vi khuẩn dễ dàng tiêu hóa thức ăn và bài tiết chất thải một cách nhanh chóng. Do đó, nó có tác dụng rất tốt trong việc điều trị táo bón ở cả người lớn và trẻ em.

Tránh béo phì

Rong nho có tác dụng gì? Rong nho biển ít đường nhưng giàu canxi, kẽm, sắt, protein thực vật, vitamin C và axit béo không bão hòa đa nên có thể coi là thực phẩm bổ dưỡng và an toàn cho trong trường hợp bạn bị thừa cân hay đang trong chế độ ăn kiêng.

Tránh béo phì
Tránh béo phì

Phòng ngừa ung thư 

Ăn rong nho có tác dụng gì? Fucoidan có trong loại rong này được xem như một chất chống ung thư tự nhiên. Các nghiên cứu năm 2002 và 2005 đã chứng minh Fucoidan là một thành phần mới có khả năng điều trị ung thư hiệu quả.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện ra rằng Fucoidan có thể khiến các tế bào bệnh bạch cầu, ung thư hạch, ruột kết và tế bào ung thư dạ dày tự tiêu diệt. Fucoidan cũng được phát hiện cho thấy có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch đáng kể và giúp giảm mức cholesterol trong máu. Các chất dinh dưỡng có trong rong nho nếu được cơ thể hấp thụ hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực cho hệ tiêu hóa, thần kinh, tim mạch,…

Ăn rong nho nhiều có tốt hay không ?

Tùy vào độ tuổi và cơ địa mà lượng rong nho nên ăn trong ngày sẽ khác nhau đôi chút. Đối với người trưởng thành thì không nên ăn quá 10g rong nho 1 ngày.

Lượng i ốt và natri trong rong nho rất cao, nếu ăn quá nhiều dễ dẫn đến các bệnh về tuyến giáp, tim mạch, cao huyết áp. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ dồi dào trong rong nho cũng dễ khiến cơ thể bị dư chất xơ, gây rối loạn tiêu hóa, đi phân lỏng, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.

Cần lưu ý rằng, tuyệt đối không được dùng rong nho để thay thế hoàn toàn các loại rau xanh khác.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm thì bạn đã biết được Rong nho kỵ với gì? nhé!

Yoga Nguyệt Lâm
Hotline: 0395.524.909
Email: nguyetlam11062022@gmail.com
Website: Yoganguyetlam.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *