Theo như tìm hiểu của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm thì nấm là một loại thực phẩm lành tính có thể được dùng để chế biến ra rất nhiều các món ăn ngon. Theo y học cổ truyền, nấm là một loại thực phẩm có vị ngọt, tính mát nên nếu ăn nhiều sẽ bị lạnh bụng, khó tiêu.
Hơn nữa, nếu không biết cách chế biến và kết hợp nấm với các món ăn, các loại thực phẩm, đồ uống thì vô hình chung, bạn sẽ biến chúng trở thành thức thực phẩm có hại cho cơ thể của mình. Vậy nấm hương kỵ với các loại thực phẩm như:
- Nấm hương kỵ với đồ uống lạnh.
- Nấm hương kỵ với rượi.
- Nấm hương kỵ với các món lạnh ( thịt lạnh, rau lạnh).
Tuy nhiên, để hiểu Nấm hương kỵ với gì? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm nhé!
Mục lục
Nấm hương là gì?
- Tên tiếng Việt: Nấm Hương
- Tên tiếng Anh: Shiitake Mushroom
- Tên khoa học: Lentinula Edodes
- Một số tên gọi khác: Nấm Đông Cô, Nấm Hoa Cô
- Họ: Marasmiaceae
- Màu sắc: Nâu nhạt đến nâu đậm
Nấm Hương là loại nấm nhỏ, dễ ăn, có vị Umami tự nhiên nên ngọt bùi khó cưỡng, giàu giá trị dinh dưỡng.
Xem thêm: Thịt nai kỵ với gì?
Mô tả nấm hương
Hình dáng: đặc trưng như một cái cây có tán rộng, chân nấm và thân nấm đính vào giữa phần dưới tai nấm như một cái ô dù rất đáng yêu hình chữ T.
Chân nấm: thường dài cỡ 1-3cm và có màu trắng.
Mặt trên mũ nấm hương: có màu nâu nhẹ và các đốm với vảy màu trắng xen giữa, còn mặt dưới có nhiều bản đường xếp mỏng. Đường kính mũ nấm của loại nấm này sẽ ở tầm 5-10 cm, tùy loại to nhỏ.
Màu sắc: nấm hương còn non, chúng sẽ có màu nâu nhạt, còn khi trưởng thành thì sẽ chuyển sang màu nâu đậm ở trên mũ nấm để phân biệt.
Nấm hương mọc ký sinh trên những cây có lá to, loại nấm này thường được gọi là nấm hương rừng.
Nguồn gốc nấm hương
Nấm này có nguồn gốc từ Đông Á, ngày nay nấm hương phổ biến ở rất nhiều nước trên thế giới, mỗi nơi chúng lại mang những tên gọi khác nhau như: shiitake (Nhật), hương cô (Trung Quốc), hed hom (Thái Lan) hay nấm đen Trung Hoa (Chinese black mushroom) và nấm rừng đen (black forest mushroom) ở châu Mỹ.
Giá trị dinh dưỡng của nấm hương
Chất đạm, khoáng chất, vitamin và enzyme là những thành phần dinh dưỡng đặc trưng có trong nấm hương tươi. Ngoài ra, người ta cũng ước tính rằng cứ 100g nấm hương tươi sẽ có giá trị dinh dưỡng như sau:
- Năng lượng: 34.000cal
- Nước: 89,74g
- Carbohydrate: 6,79g
- Chất đạm: 2,24g
- Vitamin B1: 0,015mg
- Vitamin B2: 0,217mg
- Vitamin B3: 3,877mg
- Vitamin B6: 0,293mg
Và nhiều vitamin,chất khoáng như: 2mg canxi, 20mg magie, 112mg phốt pho, 304mg kali…
Ngoài ra, nấm hương còn chứa các chất như polysaccharide, terpenoid, sterol, lipid và một số các amino axit rất cần thiết cho sức khỏe.
Nấm hương kỵ với gì?
Như đã nói, nấm là một loại thực phẩm lành tính có thể được dùng để chế biến ra rất nhiều các món ăn ngon. Theo y học cổ truyền, nấm là một loại thực phẩm có vị ngọt, tính mát nên nếu ăn nhiều sẽ bị lạnh bụng, khó tiêu.
Hơn nữa, nếu không biết cách chế biến và kết hợp nấm với các món ăn, các loại thực phẩm, đồ uống thì vô hình chung, bạn sẽ biến chúng trở thành thức thực phẩm có hại cho cơ thể của mình.
Nấm hương kỵ với đồ uống lạnh
Bởi nấm hương và một số loại nấm khác đều có tính hàn, bổ âm, nếu uống thêm các món đồ lạnh như trà đá, nước ngọt lạnh… thì sẽ khiến bạn dễ lạnh bụng, khó chịu, thậm chí là đau bụng, tiêu chảy,…hay gây khó chịu sau khi ăn uống.
Nấm hương kỵ với rượi
Bởi như thế sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc rượu do hàm lượng aldehyde trong máu tích tụ quá nhiều. Tình trạng này có thể có các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, mặt nóng bừng, tức ngực, tim đập nhanh, khó thở… cực kỳ nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Nấm hương kỵ với các món lạnh ( thịt lạnh, rau lạnh)
Nấm thường mang tính hàn, vì vậy bạn không nên chế biến nấm với những món lạnh như thịt lạnh, rau lạnh sẽ không tốt cho đường ruột.
Đặc biệt, những ai hay bị đầy bụng, khó tiêu thì tốt nhất là nên hạn chế ăn nấm bởi nấm sẽ khiến tình trạng của bạn ngày càng trở nên trầm trọng hơn đấy.
Xem ngay: Cháo trứng gà kỵ với gì?
Tác dụng của nấm hương
Việc sử dụng nấm hương khô hay nấm hương tươi đều mang đến những lợi ích cho sức khỏe như:
Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
Một trong những lợi ích phổ biến nhất được nhắc đến khi sử dụng nấm hương đó là giúp tăng cường hệ thống miễn dịch nhờ hợp chất polysaccharid có trong nó, từ đó giúp giảm viêm xuống rõ rệt.
Nấm hương tốt cho sức khỏe tim mạch
Nhờ chứa 3 hợp chất nổi bật là Eritadenine, sterol, chất xơ beta glucan nên nhiều đánh giá đã chỉ ra việc sử dụng nấm hương sẽ giúp làm giảm cholesterol, từ đó bảo vệ sức khỏe tim mạch được tốt hơn.
Một vài nghiên cứu thực hiện trên chuột cho thấy chế độ ăn nhiều chất béo có bổ sung nấm hương của những con chuột bị gan nhiễm mỡ xuất hiện mảng bám ít hơn trên thành động mạch cũng như hàm lượng cholesterol thấp hơn hẳn so với chuột không ăn nấm.
Nấm làm giảm cholesterol trong máu
Eritadenine – một hợp chất quan trọng có trong nấm đã được chứng minh có hiệu quả làm giảm cholesterol trong máu nhờ làm giảm huyết áp và nồng độ cholesterol.
Nấm hương mang tác dụng ngăn ngừa ung thư
Một trong những lợi ích nổi bật và được đánh giá cao của nấm hương là giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư dễ mắc hiện nay nhờ các hợp chất polysaccharide.
Chất polysaccharide lentinan có khả năng chống lại sự phát triển của khối u bằng cách kích hoạt hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh mẽ.
Khiến xương chắc khỏe
Việc ăn nấm hương góp phần giúp xương chắc khỏe hơn. Bởi dưới tác động của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời, chất ergosterol có trong nấm sẽ chuyển hóa thành vitamin D2.
Khi cơ thể được cung cấp đủ lượng vitamin D sẽ giúp xương chắc khỏe, hạn chế tình trạng còi xương, đặc biệt giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ và đa xơ cứng.
Tăng sức khỏe cho làn da
100g nấm hương chứa 5,7mg selen, tức là 8% giá trị hàng ngày của cơ thể. Việc bổ sung nấm hương vào chế độ ăn sẽ giúp giảm thiểu tình trạng mụn trứng cá, sẹo trên da. Kết quả này đã được nghiên cứu trên 29 bệnh nhân được cho 0,2 mg selen và 10 mg tocopheryl succinate chữa mụn trứng cá 2 lần mỗi ngày trong vòng từ 6 đến 12 tuần.
Kết quả sau khi điều trị cho thấy kẽm trong nấm tăng cường chức năng miễn dịch và làm giảm tích tụ DHT để cải thiện làn da.
Ngoài những lợi ích nổi bật trên, việc sử dụng nấm hương tươi hay nấm hương khô còn giúp cơ thể kháng khuẩn, chống vi-rút, cung cấp vitamin B, chất chống oxy hóa… Do đó, nấm hương chính là một thực phẩm bổ dưỡng cần được thêm vào chế độ ăn hàng ngày.
Những sai lầm khi chế biến nấm
Khi chế biến nấm thành món ăn các bạn phải hết sức chú ý những vấn đề mà rất nhiều người mắc phải.
Rửa nấm quá kỹ trước khi chế biến
Thực tế nấm trong môi trường hay nấm được nuôi trồng đều phát triển trong môi trường sạch, do đó, việc rửa nấm quá kỹ là điều không cần thiết, thậm chí còn làm mất đi dinh dưỡng của loại thực phẩm này.
Hơn nữa, rửa nấm quá lâu sẽ khiến cho thân nấm hút rất nhiều nước, từ đó nấm bị nhạt, hơn khi nấu, không còn đậm vị và thơm ngon như vốn có nữa. Chính bởi vậy, trước khi chế biến, bạn chỉ cần rửa nấm qua một lượt với nước sạch, sau đó cắt bỏ chân nấm rồi để ráo là được.
Nấu các món nấm bằng nồi nhôm
Bạn nên nhớ rằng các hoạt chất có trong nấm sẽ phản ứng với chất nhôm khiến nấm ngả sang màu thâm đen, vừa mất thẩm mỹ lại vừa có hại cho sức khỏe. Chính vì thế không dùng nồi chảo nhôm để kho, xào, chiên nấm hương.
Cho quá nhiều dầu ăn
Thân nấm rất dễ hút nước và các chất lỏng, nên khi nấu ăn, nếu bạn cho quá nhiều dầu ăn, nấm sẽ hút hết dầu vào bên trong, làm cản trở quá trình cơ thể hấp thụ các dưỡng chất từ nấm.
Thậm chí nấm ngấm dầu mỡ làm cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng, còn gây bạn bị khó tiêu, đầy bụng và mắc chứng trào ngược dạ dày.
Không nấu nấm chín hoàn toàn
Trên thực tế, các loại nấm chỉ chín hoàn toàn khi được đun sôi khoảng 5 – 10 phút. Nấm nấu không chín kỹ khi ăn vào cơ thể sẽ khiến bạn bị khó tiêu, đồng thời các loại vi khuẩn trong nấm chưa được tiêu diệt sẽ thâm nhập vào cơ thể và gây hại.
Ngoài ra, nấm được nấu ở mức nhiệt thấp sẽ không được thơm ngon như vốn có mà món ăn sẽ bị mất mùi vị, mất màu sắc làm giảm tính thẩm mỹ đi rất nhiều. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên xào nấm ở mức lửa lớn sẽ thơm ngon hơn.
Đổ bỏ phần nước ngâm nấm khô
Với các loại nấm khô, khi chế biến, bạn cần ngâm chúng trong nước để nấm nở mềm trở lại. Và hầu hết mọi người đều sẽ đổ bỏ phần nước ngâm này vì nghĩ rằng đó là nước bẩn.
Nhưng trên thực tế, phần nước ngâm nấm mới là phần chứa nhiều dưỡng chất nhất, còn phần nấm mà bạn ăn đôi khi chỉ là cái “xác” của nó mà thôi. Do đó, bạn nên chắt lấy phần nước ngâm, bỏ cặn đi và dùng phần nước này để nấu canh, nấu các món hầm sẽ cực kỳ thơm ngon đấy nhé.
Mong rằng qua bài viết trên đây của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm thì bạn đã biết được Nấm hương kỵ với gì? nhé!