1 muỗng yến mạch bao nhiêu calo? Theo như thông tin Yoga trị liệu Nguyệt Lâm tìm hiểu được thì trung bình mỗi 1 muỗng yến mạch 40g nguyên chất sẽ cung cấp cho cơ thể 150 calo. Rõ hơn là 100g yến mạch nguyên chất, ta sẽ có các chỉ số dinh dưỡng như sau: Calo: 348. Nước: 8%.
Để rõ hơn 1 muỗng yến mạch bao nhiêu calo? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới nhé!
Mục lục
1 muỗng yến mạch bao nhiêu calo?
Theo như thông tin Yoga trị liệu Nguyệt Lâm tìm hiểu được thì trung bình mỗi 1 muỗng yến mạch 40g nguyên chất sẽ cung cấp cho cơ thể 150 calo. Rõ hơn là 100g yến mạch nguyên chất, ta sẽ có các chỉ số dinh dưỡng như sau:
- Nước: 8%
- Protein: 16.9g
- Tinh bột (carbs): 66.3g
- Đường: 0g
- Chất xơ: 10.6g
- Chất béo: 6.9g
Một chén cháo yến mạch sẽ chứa khoảng 2% lượng canxi, 6% chất sắt. Ngoài ra trong đó còn cung cấp thành phần dinh dưỡng khác như phốt pho, magie, đồng, selen, kali.
Xem ngay: 250g ức gà bao nhiêu calo?
Pancake chuối yến mạch bao nhiêu calo
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trung bình cứ 100g yến mạch sẽ cung cấp cho cơ thể 389 calo. Trong 100g chuối có 88,7 calo.
Ngoài ra, còn có nhiều nguyên liệu và gia vị khác tùy vào công thức mà bạn thực hiện. Qua đó trung bình 1 cái bánh chuối yến mạch sẽ dao động khoảng gần 500 calo.
Với hàm lượng dinh dưỡng cao chủ yếu từ yến mạch và chuối, con số 500 calo này là cực kỳ lý tưởng cho một món ăn kiêng được làm từ yến mạch.
Bánh khoai lang yến mạch bao nhiêu calo
Bánh khoai lang yến mạch chứa 1040 calo trong đó:
- 2 quả chuối sứ = 180 calo.
- 130g bột yến mạch = 90 calo.
- 65g yến mạch cán dẹt = 250 calo.
- 1 quả trứng gà = 70 calo.
- 1 hộp sữa chua không đường = 105 calo.
- 5g baking powder = 3 calo.
- 5g bột cacao = 12 calo.
- 50g hạnh nhân lát = 300 calo.
Yến mạch là gì?
Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt được trồng chủ yếu ở Bắc Mỹ và châu Âu. Về khía cạnh dinh dưỡng, đây được xem là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể, đặc biệt là beta glucan cùng hàng loạt các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất thiết yếu khác.
Không những thế, yến mạch cũng được biết đến như loại thực phẩm sở hữu hàm lượng protein, chất béo cao hơn hẳn so với nhiều loại ngũ cốc khác. Chính vì lẽ đó mà nó được ví như là “Nữ hoàng của các loại ngũ cốc”.
Yến mạch có màu trắng hơi ngả vàng tự nhiên. Vị của yến mạch nhạt nhưng thơm và bùi. Đây là một sản phẩm rất thích hợp cho những người ăn chay trường bổ sung vào bữa sáng hàng ngày của mình.
Theo các chuyên gia, trong 78g yến mạch khô có chứa 51g carbohydrate, 13g protein, 5g chất béo, 8g chất xơ nhưng chỉ có 303 calo cùng với đó là:
- Mangan: 191% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
- Photpho: 41% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
- Magie: 34% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
- Đồng: 24% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
- Sắt: 20% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
- Kẽm: 20% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
- Folate: 11% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
- Vitamin B1 (thiamin): 39% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
- Vitamin B5 (axit pantothenic): 10% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
- Canxi, kali, vitamin B6 (pyridoxine) và vitamin B3 (niacin).
Ăn yến mạch có tốt không?
Làm giảm cholesterol
Nhiều nghiên cứu cho rằng yến mạch có thể làm hạ mức cholesterol, nhờ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Lợi ích này của yến mạch đến từ thành phần chất xơ hòa tan là beta glucan giúp làm chậm quá trình hấp thu chất béo và cholesterol bằng cách làm tăng độ nhớt của thực phẩm.
Khi vào trong ruột, beta glucan trong yến mạch liên kết với các axit mật giàu cholesterol mà gan sản xuất ra để hỗ trợ hệ tiêu hóa. Beta glucan sau đó sẽ mang các axit này xuống đường tiêu hóa và đi ra khỏi cơ thể. Thông thường, các axit mật được tái hấp thu vào hệ thống tiêu hóa, nhưng beta glucan sẽ ức chế quá trình này, từ đó làm giảm mức cholesterol.
Xem thêm: Sau sinh mổ bao lâu thì tập Yoga được?
Yến mạch ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 đặc trưng bởi mức đường huyết không ổn định, mà kết quả thường là do sự suy giảm độ nhạy của hormone insulin. Beta glucan, loại chất xơ hòa tan có trong yến mạch được cho là có hiệu quả kiểm soát đường huyết ổn định.
Lượng beta glucan trong yến mạch giúp điều chỉnh cả lượng glucose và insulin sau những bữa ăn giàu carbohydrate. Ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và kháng insulin nghiêm trọng, một chế độ ăn kiêng trong 4 tuần với bột yến mạch làm giảm đến 40% liều insulin cần thiết để ổn định lượng đường huyết.
Theo các chuyên gia thì loại yến mạch cắt nhỏ sẽ là lựa chọn an toàn hơn cho người bệnh tiểu đường, bởi nó ít qua xử lý nhất. Trong khi yến mạch cán dẹt lại có chỉ số đường huyết (GI – Glycemic index) cao và lượng chất xơ ít hơn hẳn do đã được nấu chín một phần.
Giảm cân hiệu quả
Cảm giác no đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng năng lượng vì khiến bạn không ăn quá nhiều mặc dù chưa thật sự đói. Sự thay đổi của tín hiệu no được cho là có liên quan đến bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2. Trong một nghiên cứu xếp hạng về hiệu quả no của 38 loại thực phẩm phổ biến, yến mạch đứng ở vị trí thứ 3.
Các chất xơ hòa tan trong yến mạch sẽ làm tăng cảm giác no bằng cách làm chậm tốc độ làm rỗng của dạ dày và kích thích sự giải phóng của các hormone làm no. Đặc biệt, yến mạch có lượng calo thấp và có hàm lượng xơ cao nên sẽ là một lựa chọn lý tưởng để thêm vào thực đơn giảm cân cho bạn.
Yến mạch tốt cho da
Yến mạch giúp giữ ẩm da bằng cách hình thành một lớp phủ trên bề mặt da, giúp cải thiện đáng kể tình trạng da bị khô và thô ráp. Thành phần chứa flavanoid có tác dụng ngăn chặn tia UVA nên có thể bảo vệ da dưới tác động của ánh mặt trời.
Những sản phẩm làm đẹp được sản xuất từ yến mạch thường có tên là “colloidal oatmeal” – bột yến mạch keo. Yến mạch đã được sử dụng rất lâu để chữa trị tình trạng ngứa và kích ứng trong nhiều bệnh lý về da, chẳng hạn như eczema.
Mong rằng qua bài viết trên đây của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm thì bạn đã biết được 1 muỗng yến mạch bao nhiêu calo? nhé!